Xét tuyển nguyện vọng là gì? Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng
Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 2 là gì?
Nguyện vọng 1 là nguyện vọng mong muốn trúng tuyển vào ngành, trường mà bạn yêu thích nhất, bạn đăng ký thi đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đó và được trường đại học đó chấm điểm. Nếu bạn được điểm cao thì bạn sẽ được tuyển vào ngành bạn mong muốn. Trường sẽ phát cho bạn 2 phiếu điểm, khi bạn trúng tuyển sẽ có giấy báo nhập học.
Nguyện vọng 2 là nguyện vọng mà bạn sẽ chọn khi không trúng tuyển vào nguyện vọng 1 thì bạn cũng sẽ được phát phiếu 2 điểm. Bạn sẽ cầm phiếu này tới trường mà bạn đã đăng ký nguyện vọng 2 để làm hồ sơ nhập học. Các trường xét nguyện vọng 2 cũng xét từ trên xuống dưới, bạn nào điểm cao thì xác xuất đậu sẽ cao hơn.
Nguyện vọng 3 cũng giống như nguyện vọng 1 và 2. Trong đó nguyện vọng 2,3 không nhất thiết là trường đại học mà có thể là cao đẳng.
Những điều cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng
Bên trên bạn đã biết được các nguyện vọng 1, 2, 3 là gì rồi phải không nào?
Bây giờ hãy cùng tìm hiểu một vài điểm cần lưu ý từ chính quy chế xét tuyển năm nay:
– Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng mỗi nguyện vọng bao gồm các ngành hoặc nhóm ngành, trường, tổ hợp môn xét tuyển.
Từ năm 2018, bạn được đăng ký rất nhiều nguyện vọng. Đây là điểm thuận lợi hơn rất nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng mà đăng ký quá nhiều vì điều đó có thể làm bạn phân tâm, thiếu tập trung trong việc lựa chọn và phát sinh thêm nhiều chi phí tốn kém. Bạn hãy đăng ký nguyện vọng sao cho phù hợp với nhu cầu, điều kiện của bản thân nhất.
– Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất tiếp đó là các nguyện vọng 2, 3).
Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, trường thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển đầu tiên nếu không trúng truyển sẽ xét các nguyện vọng tiếp theo là nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 sao cho hợp lý, cẩn thận và chính xác nhất.
– Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 với từng trường, ngành thì các thí sinh sẽ được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.
Nhiều bạn thắc mắc rằng, việc xét tuyển nguyện vọng 1 có được ưu tiên hơn Nguyện vọng 2, 3, 4,…hay không?
Câu trả lời cho các bạn là: Khi một ngành, trường xét tuyển thi thí sinh sẽ được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi và dù là nguyện vọng nào thì cũng đều được xét tuyển giống nhau không phân biệt.
Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thì thí sinh nào có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành hoặc nhóm ngành tuyển sinh của trường sẽ chỉ có 1 điểm chuẩn chung.
– Nếu sau khi các trường đã hoàn tất xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn thừa chỉ tiêu thì có thể xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1.