Trường từ vựng là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Ngữ văn lớp 8. Để giúp học sinh có thể dễ hình dung bài viết xin đưa ra một số ví dụ về trường từ vựng.
Contents
Trường từ vựng là gì?
Trường từ vựng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Hiện nay ở nước ta có ba thuật ngữ trường từ vựng – ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng để chỉ một khái niệm. Tuy nhiên do đặc tính mà sách giáo khoa lựa chọn thống nhất sử dụng khái niệm trường từ vựng.
Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi tiểu hệ thống, mỗi hệ thống nhỏ trong tiểu hệ thống lại làm thành một trường từ vựng.
Theo định nghĩa tại Sách giáo khoa Ngữ văn 8 đưa ra thì: “Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa”.
Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc. Ví dụ như lưới, nơm, câu, vó,… có quan hệ với nhau đều là dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản hay Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ,… quan hệ với nhau đều đồ dùng để đựng trong gia đình (vật dụng).
Ví dụ về trường từ vựng
Để làm rõ về khái niệm trường từ vựng bài viết xin đưa ra một số ví dụ về trường từ vựng.
– Trong trường từ vựng về “người” bao gồm các trường từ vựng nhỏ: Người nói chung, bộ phận của người, tính chất con người, trạng thái của con người. Mỗi trường từ vựng trên đây lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Hoạt động của người lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn như:
+ Hoạt động trí tuệ: Nghĩ, suy nghĩ, phán đoán, phân tích, tổng hợp,…
+ Hoạt động giác quan: Nhìn, nghe, trông, ngửi, nếm, sờ,…
+ Hoạt động của tay: Cầm, nắm, viết,…
– Trong trường từ vựng về “động vật” bao gồm các trường từ vựng nhỏ: động vật trên cạn, động vật dưới nước. Trong đó trường từ vựng trên đây lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ động vật trên cạn có các trường nhỏ hơn như:
+ Động vật trên cạn đẻ trứng: Gà, vịt, ngan, ngỗng,..
+ Động vật trên cạn đẻ con: Hổ, báo, sư tử, trâu, chó, mèo,…
Đặc điểm của trường từ vựng
Có thể thấy một số đặc điểm của trường từ vựng như sau:
– Một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.
Ví dụ: Trong trường từ vựng về “thực vật” bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn như:
+ Tên gọi thực vật: Cây lúa, cây hoa, cây cảnh, cây thông, …
+ Loài thực vật: Cây lá kim, cây lá nhọn, cây tầng thấp, cây bụi,..
+ Tên gọi bộ phận của cây: Lá, thân, hoa, quả, rễ, cành,…
+ Tính chất: Tươi tốt, héo úa, xanh ngát,…
– Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng đối với các từ có nhiều nghĩa.
Ví dụ: Từ “Lưới” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như
+ Trường đồ dùng bắt cá: vó, chai, lưới
+ Trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…
+ Trường tấn công: đá thủng lưới, lưới mật thám, lưới phục kích.
Từ “cá” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như:
+ Chỉ tên loài: cá chép, cá cờ, cá vàng,…
+ Hoạt động: cá cược, cá độ,..
– Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại chứ không nhất thiết phải cùng từ loại.
– Việc chuyển nghĩa của từ bằng các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh là hiện tượng chuyển trường từ vựng từ sự chỉ sự vật, hiện tường này sang từ vựng chỉ sự vật hiện tượng khác.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung ví dụ về trường từ vựng?. Trường từ vựng cho ta thấy được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, để câu văn được diễn đạt gợi hình, gợi cảm, người viết và người nói cần sử dụng linh hoạt các từ trong trường từ vựng. Nhờ đó, đem lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.