Phân biệt truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế sự?
Truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế sự (hay cổ tích sinh hoạt) ranh giới giữa chúng không phải rõ ràng , dứt khoát, sự phân chia chúng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tiêu chí quan trọng và chủ yếu nhất để phân biệt truyện cổ tích thế sự và cổ tích thần kì là phương pháp sáng tác tức là phương pháp chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực. Cả 2 đều dùng hư cấu , tưởng tượng để khái quát, cụ thể hóa xã hội và lí tưởng của nhân dân và lấy con người làm trung tâm để phản ánh. Sự khác nhau của chúng có thể xét trên 1 số phượng diện sau:1. Tính chất, số lượng hư cấu, tưởng tượng.- Cố tích thế sự: hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở hiện thực cuộc sống. Yếu tố thần kì xuất hiện ít hơn so vs cổ tích thần kì.- Cổ tích thần kì: hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở thực tại và phi thực tại. Cái thực với cái không thực kết hợp hài hòa với nhau không thể tách rời.=> Một bên hiện thực cuộc sống là cốt lõi, yếu tố thần kì là thứ yếu; còn một bên cốt lõi, nguồn gốc là từ thế giới quan thần bí tác động vào đời sống hiện thực.2. Vai trò, tác động của yếu tố thần kì.- Cổ tích thần kì: yếu tố thần kì có vai trò quan trọng quyết định hoặc chi phối mạnh mẽ đối với sự phát triển và giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong truyện.- Cổ tích thế sự: xung đột , mẫu thuẫn trong truyện phát sinh , phát triển và giải quyết bằng tác động của con người , bằng sự vận động của bản thân nhân vật người. Yếu tố thần kì không đóng vai trò quyết định hoặc chỉ chi phối theo quy luật thông thường của đời sống thực tại trần gian.ð Truyện cổ tích thần kì giải quyết xung đột trong cõi thần kì và bằng cái thần kì. Cổ tích thế sự giải quyết xung đột trong đời thực và bằng cái logic của đời sống xã hội. Hư cấu ở đây nếu có cũng chỉ là thứ yếu, giống như cái đường viền.3. Thời gian xuất hiện- Cổ tích thần kì: xuất hiện trong quá trình tan rã xã hội nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền, phát triển của xã hội có giái cấp, nhất là trong xã hội phong kiến.- Cổ tích thế sự: xuất hiện muộn hơn cổ tích thần kì.4. Nhân vật- Cổ tích thần kì: đa số nhân vật chính diện là người thụ động , bất lực trước hoàn cảnh. Truyện cổ tích thần kì lí tưởng hóa các nhân vật chính diện bằng cách làm lại cuộc đời của họ 1 cách không tưởng và khẳng định phẩm chất của học 1 cách tuyệt đối.- Cổ tích thế sự: nhân vật có tính chủ động, tích cực hơn. Truyện cổ tích thế sự cũng lí tưởng hóa nhân vật của mình nhưng theo 1 cách khác: để cho họ tự lo liệu lấy số phận mình, khẳng định phẩm chất của họ thông qua ứng xử cụ thể của bản thân họ. Sự bế tắc của họ là sự bế tắc của con người tích cực.5. Không gian, thời gian.- Cổ tích thần kì: Thời gian, không gian trong truyện đa dạng: có thời gian kéo dài, thời gian đứng yên, phi thực…Không gian rộng lớn của bốn cõi: trời , đất, trần gian, hoàng cung, địa ngục. Nhân vật có thể di chuyển tức thời và dễ dàng. Cuộc đời nhân vật cũng được miêu tả kéo dài trong thời gian, không gian mở rộng, kéo dai với nhiều sự kiện, tình huống khác nhau => mang tính phi thực cao hơn.- Cổ tích thế sự: Không gian, thời gian gần giống với không gian, thời gian thực tại, trần thế trong quan niệm thông thường của nhân dân. Cuộc đời nhân vật được miêu tả tập trung, hạn chế. . Truyện cổ tích sinh hoạt “gần đời thiết thực”; những câu chuyện vẫn xảy ra trong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người.
– Truyện cổ tích là loại truyện tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng (bao gồm cả huyễn tưởng) chiếm phần quan trọng . Có thể có yếu tố hoang đường, kì diệu hoặc không
– Phong cách truyện cổ tích thường kết hợp hiện thực với lãng mạn
– Khái quát hiện thực xã hội ,con người với tư cách “tổng hòa những quan hệ xã hội”.
– Trình bày cuộc sống trong trạng thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.
– Trình bày cuộc sống trong trạng thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó, và phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.
Truyện cổ tích thần kỳ:giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
1. Nhân vật chính của truyện cổ tích thần kì
Người dũng sĩ (Thạch Sanh – người mồ côi cũng là dũng sĩ diệt chằn tinh và đại bàng, Chàng Hai trong truyện Giết thuồng luồng,…) Nhóm người có tài lạ (Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài, Anh em sinh năm,…)
– Người em út (Lang Liêu trong Sự tích bánh chưng, bánh Dầy, người em trong Hai anh em và Cây khế,…) Người mồ côi (Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh,…)
Người con riêng (Tấm trong Tấm Cám, cậu bé trong Sự tích chim đa đa …) Người đi ở (anh trai cày trong Cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ,…)
Người mang lốt vật (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy vợ cóc,…),
Mỗi nhân vật trong số những nhân vật trên là tên gọi chung của những nhân vật đồng dạng -có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận và thường xuất hiện trong những truyện cổ tích thần kì có cốt truyện đại thể giống nhau. Người ta gọi là kiểu nhân vật.
Phân loại nhân vật chính: Loại nhân vật bất hạnh gồm người em út, người con riêng, người mồ côi, người mang lốt vật, người đi ở,… Loại nhân vật kì tài gồm người dũng sĩ và những người có tài lạ.
- Nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt:
– Nhân vật xấu xa: đứa con bất hiếu (Đứa con trời đánh,…), người vợ, người chồng bất nghĩa (Đồng tiền Vạn Lịch,…), người bạn bất lương (Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông,…), kẻ lừa đảo để lấy vợ giàu (Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành,…).
– Nhân vật đức hạnh: người mẹ hiền, người con thảo (Mẹ hiền, con thảo), người vợ, người chồng tình nghĩa (Nghĩa cũ tình nay, Mài dao dạy vợ,…), người dân lương thiện (Người ăn mía và người chủ vườn,…).
– Nhân vật mưu trí (trí xảo): (Trạng Quỳnh, Nói dối như Cuội, Em bé thông minh, Phân xử tài tình,…)
Nhân vật khờ khạo (ngốc): (Đặt lờ trên ngọn cây, Thằng chồng khờ, Chàng ngốc được kiện, Trạng Lợn,…)
2. Xung đột trong truyện cổ tích thần kì
* Truyện cổ tích thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên.
– Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh tự nhiên trong thần thoại và sử thi.
– Hai xung đột: xung đột xã hội và xung đột của con người với thiên nhiên làm nảy sinh một số truyện kết hợp cả hai đề tài ấy. (Truyện Thạch Sanh với hai tình tiết Thạch Sanh- Chằn Tinh, Đại Bàng và Thạch Sanh- Lí Thông, là một ví dụ tiêu biểu).
** Truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Nhân vật chính ít nhiều có tính chất thụ động
Lực lượng thần kì gắn với tín ngưỡng: những nhân vật thần kì (Thần, Bụt, Tiên,…); những vật có phép màu ( cung tên thần, gươm thần, đàn thần, bút thần, sách ước,…); sự biến hóa siêu tự nhiên ( người hóa thành vật, vật hóa thành người, vật này hóa thành vật khác, người thế này hóa thành người thế khác,…)…
Lực lượng thần kì cũng có thể chia thành hai loại: lực lượng thần kì trợ thủ của nhân vật chính ( phía thiện chính nghĩa) và lực lượng thần kì đối thủ của nhân vật chính hay đối thủ thần kì (phía ác, phi nghĩa).
2. Xung đột trong truyện cổ tích sinh hoạt
Hai đề tài lớn: đề tài đạo đức và đề tài trí khôn
– Thường chỉ đơn giản là những câu chuyện kể mang tính chất minh họa về những tấm gương kiểu mẫu về phẩm hạnh (hiếu, đễ, tiết, nghĩa,…) hoặc những “tấm gương phản diện” cùng loại giới hạn ở sự giáo dục đạo đức
– Xung đột là xung đột xã hội. Nói đúng hơn, đó là những câu chuyện kể về cuộc tả xung hữu đột của nhân vật mưu trí với đám cường hào, quan lại, thậm chí với cả vua chúa, cả thần thánh va cả sứ của “thiên triều”.
Xung đột giữa ngay và gian trong đời thường nhưng là xung đột ở ngay đỉnh điểm, căng thẳng cách giải quyết những xung đột ước mơ lãng mạn về một nền công lý sáng suốt, công bằng.
xung đột làm nền cho truyện cổ tích sinh hoạt vẫn là xung đột xã hội.
– Đã vượt ra ngoài khuôn khổ của những quan hệ gia đình.
Ví dụ: cuộc tả xung hữu đột của Trạng Quỳnh ngay giữa xã hội lớp trên rõ ràng là một biểu hiện sinh động của cuộc đấu tranh của nhân dân chống ách chuyên chế phong kiến.
3. Kết cấu của truyện cổ tích thần kì.
Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
– Mô típ a: sự xuất thân thấp hèn ( loại nhân vật bất hạnh)
– Mô típ b: sự ra đời thần kì ( loại nhân vật kì tài
Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “ thế giới cổ tích”.
+Ra đi
-Mô típ a: rời nhà đi nơi xa.
– Mô típ b: bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường.
+ Gặp thử thách, lực lượng thù địch.
– Mô típ a: gặp nhiều (thường là ba ) thử thách, địch thủ.
– Mô típ b: gặp một thử thách, địch thủ.
+Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch.
– Mô típ a: nhờ trợ thủ thần kì.
– Mô típ b: bằng tài trí, lòng tốt.
Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong “thế giới cổ tích”.
– Mô típ a: thưởng (cho nhân vật chính) và phạt ( đối với kẻ ác, lực lượng thù địch).
– Mô típ b: nhân vật chính được đền bù, được giải thoát khỏi sự bất hạnh,…nhờ sự biến hóa siêu nhiên
Tính chất trọn vẹn của câu chuyện kể về số phận, cuộc đời nhân vật chính; tính chất phiêu lưu của cuộc đời nhân vật chính, vai trò không thể thiếu của yếu tố thần kì,…
3. Kết cấu của truyện cổ tích sinh hoạt
Không được xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể thường linh động, vì những môtip xã hội và sinh hoạt không bền vững.
– Kiểu kết cấu “kể sự việc”
+ Sử dụng rộng rãi trong nhóm truyện về đề tài đạo đức
+ Kiểu kết cấu này hết sức đơn giản,nhân vật thì không có diện mạo, cuộc đời thì chỉ kết ở một sự việc và trong sự việc ấy hầu như không có xung đột trực diện (Ví dụ: “Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, Cờ gian bạc lận, Đứa con trời đánh,…)
+ Được sử dụng phổ biến ở những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài “Phân xử tài tình”:chỉ kể việc, không tả người; nhân vật chính cũng không có số phận chính sự việc được kể đã vẽ ra tính cách của nó.
– Kiểu kết cấu “xâu chuỗi”:
đề tài trí khôn,nhóm truyện “Trạng”. “Trạng Quỳnh” 40 truyện; “Trạng Lợn” 20truyện.)
+ Đó là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí và của nhân vật khờ khạo.
Cuộc phiêu lưu của nhân vật mưu trí thì chủ động>< của nhân vật khờ khạo thì chỉ là nhắm mắt, đưa chân. Kết quả thành bại ra sao thì hoàn toàn bất ngờ không đoán được
Như vậy, “Xâu chuỗi” là một biện pháp nghệ thuật kết cấu nằm khắc họa rõ nét thêm tính cách nhân vật, nâng cao “tầm vóc” của tính cách ấy
4. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì.
– Trực tiếp liên hệ đến nhân vật chính
nói về cuộc đời nhân vật chính. Nhân vật đã qua những không gian rộng lớn, từ xứ sở này đến xứ sở khác, đến tận nơi cuối đất cùng trời thậm chí xuống cõi âm, xuống thủy phủ, lên cõi tiên,…nhưng thời gian, với nó, như ngưng đọng – nó không già đi, không thay đổi.
Liên quan đến những lực lượng thù địch của nhân vật chính và những trợ thủ thần kì của nó.
Khác : thời gian mau lẹ đối với những yêu quái, ma ác, quỷ thần và những trợ thủ thần kì. Con đường nhân vật đi từ vương quốc của yêu quái đến thế giới người xa lắc xa lơ. Nhưng yêu quái truy đuổi nhân vật chính cũng đuổi kịp rất nhanh. Mâu thuẫn về không gian – thời gian ấy được “điều chỉnh” bởi những trợ thủ thần kì, bởi vì những vai này cũng sống trong cùng thời gian như lực lượng thù địch của nhân vật chính. Hư cấu nảy sinh từ đầu mối ấy.
– Thời gian truyện cổ tích gắn với tri giác về tiết tấu câu chuyện kể. Hệ thống trùng lặp từ, câu… là chỉ báo về tính “một hồi” hay “nhiều hồi” của chuỗi hành động. Chính chúng tạo ra tiết tấu của thời gian truyện cổ tích.
Như vậy, thời gian của truyện cổ tích là dòng chảy của chuỗi hành động của nhân vật chính – nó chậm chạp hay gấp gáp là do động thái của nhân vật chính
5. Những công thức cố định trong truyện cổ tích thần kì.
Có ba loại công thức cố định: những công thức mở đầu, những công thức kết thúc và những công thức trần thuật
* Công thức mở đầu:
– “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một,…”.
– Truyện các dân tộc thiểu số mở đầu bằng những công thức như “Ngày xưa, vào cái thời chim chích nuốt con sóc, con sóc nuốt con cầy…có một…” (Thái)
– “Ngày xưa, lúc chiếc bánh giầy còn biết thổi kèn, đánh trống, người Hmông còn chưa biết may quần áo, chưa có vàng bạc, chưa có nhẫn đeo tay…” (Hmông)
Những công thức ấy đều có chung một đặc điểm hình thức, biểu thị tính chất đặc biệt cổ xưa, ám chỉ tính chất “dường như có thể có” của câu chuyện kể.
– Chức năng cơ bản của công thức mở đầu là đưa người nghe từ dòng thời gian của cuộc đời hàng ngày vào thời gian của câu chuyện kể, tách rời sinh hoạt hiện tại và, sau đó, như theo một phép màu, nhập thân vào “thế giới cổ tích”.
Công thức kết thúc
Truyện cổ tích người Việt thường kết thúc: “Từ đó, dân Việt mới có tục ăn trầu…” (Sự tích trầu, cau, vôi); “Ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái ở dưới nước, như khi chồng ôm vợ để bay qua biển” (Sự tích con sam),…Công thức này đưa ra một “dấu vết xưa còn lại” – một tục lệ, một sự vật,… – làm bằng chứng cho “tính chất có thật” của câu chuyện kể.
*** Những công thức trần thuật
Đó là những công thức về thời gian, những công thức miêu tả đặc điểm nhân vật, những công thức miêu tả hoàn cảnh tình huống,…
* Các kiểu nhân vật của truyện cổ tích gồm hai cặp nhân vật đối nghịch:đức hạnh và xấu xa, mưu trí và khờ khạo.
– Xuất hiện loại nhân vật “tiêu cực”
– Đối với nhóm truyện về đề tài đạo đức: “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác định bằng tiêu chuẩn đạo đức
– Đối với nhóm truyện về đề tài trí khôn, “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” được xác định theo tiêu chuẩn trí khôn.
Ví dụ: Trạng Quỳnh – “Trạng Quỳnh”, Cuội – “Nói dối như Cuội”,…là những nhân vật mưu trí, trí xảo, do đó đều là “nhân vật tích cực”.
– “Nhân vật tiêu cực” về đề tài trí khôn là nhân vật khờ khạo. Dù nó không có biểu hiện xấu xa về mặt đạo đức nhưng vì do nó ngốc và do ngốc nghếch mà luôn gặp thất bại nên nó được coi là “nhân vật tiêu cực”.
4. Không gian và thời gian nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt
Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt rất gần gũi với người kể và người nghe truyện.
– Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân;
– Những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã;
– Kẻ buôn bán và chuyện lừa đảo;
– Người học trò và chuyện thi cử; chốn cửa quan và chuyện kiện tụng;…
Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu, trong cuộc đời hàng ngày.
5. Thực tại và hư cấu trong truyện cổ tích sinh hoạt
– Thực tế thực tại đã trở thành cái nền của câu chuyện kể.
Có những truyện được kể như những câu chuyện mắt thấy tai nghe.
– Hư cấu không mang tính chất hư cấu kì ảo như ở truyện cổ tích thần kì.
+Sử dụng yếu tố kì dị nhằm thể hiện tư tưởng quả báo, thiên mệnh (“Đứa con trời đánh”, “Chum vàng bắt được”,…)
+Sự miêu tả phi lí: Câu chuyện kể cho đến một lúc nào đó, hoàn toàn giống như thật;
+ Sự miêu tả phóng đại một nét tính cách nào đó của nhân vật (thường là ở loại nhân vật “tiêu cực”) hoặc một tình huống khác thường Tính chất gây cười của nhiều truyện cổ tích sinh hoạt bắt nguồn từ chỗ đó.