Bài tập từ đơn, từ phức có đáp án lớp 4 là hướng dẫn giải bài tập trang 28 sách Tiếng Việt 4 tập 1 được HoaTieu.vn biên soạn và tổng hợp. Mời các em theo dõi để hoàn thiện bài làm của mình.
Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2. Chia các từ trên thành hai loại từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn) và từ gồm nhiều tiếng (từ phức). Hãy tìm trong từ điển và ghi lại: 3 từ đơn, 3 từ phức
- Điền vào chỗ trống: Tiếng có âm đầu là r, d hay gi? ân hay âng?
- Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin?
- Kể lại toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính
1. Từ đơn Từ phức là gì?
Tham khảo chi tiết định nghĩa và ví dụ tại bài viết:
- Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Từ ghép là gì?
1.1. Từ đơn là gì?
– Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Trong đó, âm tiết/một tiếng tạo thành của từ đơn đó vẫn phải có nghĩa khi đứng một mình.
– Đặc điểm của từ đơn:
- Có một âm tiết/một tiếng tạo thành
- Có nghĩa khi đứng một mình
– Ví dụ về từ đơn: nhà, xe, bố, mẹ, yêu, đường, trà, hoa, chạy,…
– Từ đơn có cấu tạo đơn giản nên nghĩa cũng rất đơn giản, dễ hiểu.
Các em hãy tự tìm thêm những ví dụ về từ đơn để hiểu rõ hơn cấu tạo của loại từ này nhé.
1.2. Từ phức là gì?
– Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.
– Đặc điểm của từ phức:
- Từ phức chính là từ ghép
- Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành
– Ví dụ về từ phức: ngôi nhà, em bé, xinh xắn, đáng yêu, hoa hồng, nồng nàn…
- Từ phức có thể có nghĩa rõ ràng khi đứng một mình: bố mẹ, sông núi, …
- Hoặc không có nghĩa rõ ràng khi đứng một mình: lanh lảnh, long lanh,…
Khi sử dụng từ phức, ta chỉ chú ý đến nghĩa của cả từ phức đó chứ không quan tâm đến nghĩa của từng tiếng trong từ.
2. Giải bài tập Luyện từ và câu phần nhận xét
Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :
Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, anh / là / học sinh / tiên tiến /
Theo Mười năm cõng bạn đi học
2.1. Câu 1 trang 28 Tiếng Việt 4 tập 1
1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:
– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M : nhờ
– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M : giúp đỡ
Trả lời:
– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.
2.2. Câu 2 trang 28 Tiếng Việt 4 tập 1
2. Theo em:
– Tiếng dùng để làm gì ?
– Từ dùng để làm gì ?
Trả lời:
Theo em:
– Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.
– Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.
3. Giải bài tập Luyện từ và câu phần luyện tập
3.1. Câu 1 trang 28 Tiếng Việt 4 tập 1
1. Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất công bằng, rất thông minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Lâm Thị Mỹ Dạ
Gợi ý:
– Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn.
– Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
Trả lời:
Rất / công bằng, / rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /
Từ đơn: rất, vừa, lại.
Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
3.2. Câu 2 trang 28 Tiếng Việt 4 tập 1
2. Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:
– 3 từ đơn
– 3 từ phức
Trả lời:
– 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.
– 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh.
3.3. Câu 3 trang 28 Tiếng Việt 4 tập 1
3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.
Tham khảo đáp án tại bài viết với nhiều câu có một từ đơn hoặc một từ phức:
- Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức
M : (Đặt câu với từ đoàn kết)
Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Trả lời:
– Sáng nay tôi đi học sớm.
– Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
Trên đây là gợi ý cách trả lời cho câu hỏi bài tập phần Luyện từ và câu trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích trong quá trình học tập môn Tiếng Việt của các em học sinh tiểu học.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Kể lại câu chuyện khi trên đường đi học về em đã giúp một người phụ nữ xách đồ hay nhất
- Kể lại từng đoạn câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Văn mẫu lớp 4: Viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp
- Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tính trung thực
- Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể về tình hình lớp và trường em