Từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng của Tiếng Việt. Tuy nhiên, nhiều người chưa rõ và bị nhầm từ Hán Việt với từ thuần Việt hoặc các loại từ mượn khác. Do đó, để giúp Quý độc giả có thông tin đầy đủ, đúng đắn hơn về Từ Hán Việt là gì? Chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý độc giả theo dõi, tham khảo:
Contents
Từ Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán). Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70%, 30% còn lại là từ Thuần Việt.
Quá trình lịch sử của Việt Nam là nguyên nhân của sự xuất hiện từ Hán Việt nhiều như vậy trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn từ Hán Việt, giúp chúng ta biểu thị ý nghĩa sự vật, sự việc tốt hơn cũng như thể hiện được sắc thái trong từng ngôn cảnh, ngữ cảnh.
Ngoài việc giải đáp Từ Hán Việt là gì? Chúng tôi tiếp tục gửi tới Quý độc giả các thông tin bổ ích liên quan đến từ Hán Việt.
Đặc điểm của từ Hán Việt
Trong tiếng Việt, sự có mặt của từ Hán Việt giúp cho vốn từ được mở rộng hơn, cũng như từ mang nhiều sắc thái khác nhau. Trong đó từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.
Thứ nhất: Mang sắc thái nghĩa
– Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc.
Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, lâm = rừng
Thứ hai: Mang sắc thái biểu cảm
– Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.
Ví dụ: phu nhân = vợ, quốc vương = vua một nước, chết = băng hà, băng hà = vua chết, từ trần = qua đời
Thứ ba: Mang sắc thái phong cách
– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.
Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm, vô sinh = không sinh nở được, xuất huyết…
Ví dụ từ Hán Việt
Để giúp Quý vị có thêm thông tin về Từ Hán Việt là gì? chúng tôi đưa ra những ví dụ từ Hán Việt. Dưới đây là một số từ Hán Việt thường gặp và ý nghĩa:
– Gia đình: nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.
– Phụ mẫu: Cha mẹ.
– Nghiêm quân: Cha.
– Trưởng nam: Con trai đầu lòng.
– Gia quy: quy định của gia đình
– Quốc pháp: quy định của nhà nước
– Phi trường: sân bay
– Bất cẩn: không cẩn thận
– Đích tôn: Cháu trai đầu.
– Huyền tôn: Chít, là cháu của cháu.
– Nội tử: Chồng sẽ gọi vợ là nội tử.
– Phu quân: Cách gọi của người vợ với chồng.
– Quả phụ: Người đàn bà goá (chồng đã c.h.ế.t).
– Nội trợ: Làm những công việc dọn dẹp trong nhà như quét dọn, bếp núc, giặt giũ quần áo.
– Bách niên giai lão: Hai vợ chồng bên nhau đến già, đến trăm tuổi.
– Phu phụ hòa: Vợ chồng đôi bên hoà thuận, không có xích mích.
– Huynh đệ: Anh em (có thể là ruột hoặc không).
– Huynh trưởng: Người anh cả trong nhà….
Từ Hán Việt có mấy loại?
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt đã được Việt hoá.
– Từ Hán Việt cổ
Bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt vào trước thời Nhà Đường.
Ví dụ như “tươi” có âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”. Xưa với âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt sẽ là “phủ”. Buồn với âm Hán Việt chính là “phiền”. Còn Kén trong âm Hán Việt nghĩa là “giản”. Chè trong âm Hán Việt thì là “trà”.
– Từ Hán Việt
Bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng nhiều trong tiếng Việt giai đoạn thời nhà Đường cho đến khi đất nước Việt Nam bước vào thời gian đầu của thế kỷ 10.
+ Từ Hán Việt cổ thì có nguồn gốc từ tiếng Hán trước đời Nhà Đường.
+ Từ Hán Việt nguồn gốc từ tiếng Hán trong thời Nhà Đường.
Ví dụ như là từ gia đình, lịch sử, tự nhiên.
– Từ Hán Việt được Việt hoá
Các từ Hán Việt này không nằm trong hai trường hợp trên khi nó có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác biệt và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn để có thể đưa ra lời giải thích đúng nhất về trường hợp này.
Ví dụ như Gương có âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt sẽ là “quả”. Cầu trong “cầu đường” tương ứng với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán Việt sẽ là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là từ “kiếp”. Trồng, giồng có âm Hán Việt là “chúng”. Thuê với âm Hán Việt sẽ là “thuế”.
Các từ mượn khác trong Tiếng Việt
Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ Tiếng Việt. Nước ta vay mượn ngôn ngữ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung vào 4 quốc gia chính có ảnh hưởng nhất đó là tiếng Hán (Trung Quốc), tiếng Pháp (Pháp), tiếng Anh (Anh), tiếng Nga (Nga). Như vậy, ngoài từ mượn tiếng Hán, tiếng Việt vay mượn từ các tiếng khác do lịch sử, giao lưu văn hóa
– Từ mượn tiếng Anh: tiếng Anh phổ biến trên thế giới vì vậy không lạ mà từ mượn tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt. Ví dụ taxi, internet, video, rock, sandwich, shorts, show, radar, jeep, clip, PR…
– Từ mượn tiếng Pháp: trước kia nước ta là một phần thuộc địa của Pháp và nhân dân có sử dụng các từ mượn tiếng Pháp. Ví dụ như Bière (bia), cacao (ca cao), café (cà phê), fromage (pho mát), jambon (giăm bông), balcon (ban công), ballot (ba lô), béton (bê tông), chou-fleur (súp lơ), chou-rave (su hào), clé (cờ lê), coffrage (cốt pha, cốp pha), compas (com pa), complet (com lê), cravate (cà vạt, ca-ra-vát), cresson (cải xoong), crème (kem, cà rem)…
– Từ mượn tiếng Nga: Bôn-sê-vích, Lê-nin, Mác-xít, Xô-viết,…