Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ, tránh làm việc nặng; đồng thời bổ sung đủ nước và các loại thực phẩm như cá, thịt bò, trứng, sữa, rau củ quả; hạn chế thực phẩm có cồn và caffeine… là những lưu ý sau tiêm kích trứng cần ghi nhớ để quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Kích thích buồng trứng (gọi tắt là kích trứng) là một khái niệm không còn xa lạ đối với những cặp vợ chồng không may mắn gặp tình trạng vô sinh hiếm muộn. Đây là bước vô cùng quan trọng trong hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (IVF) nhằm giúp người vợ có đủ số lượng trứng/nang noãn để tạo thành phôi trong IVF hoặc sẵn sàng tiếp nhận tinh trùng trong thụ tinh nhân tạo (IUI).
Bạn cần biết gì về tiêm kích trứng?
Tiêm kích trứng (tiêm thuốc kích thích buồng trứng) là kỹ thuật sử dụng các nội tiết tác động lên trục nội tiết sinh sản bằng đường tiêm, nhằm mục đích đẩy mạnh quá trình phát triển của nang trứng và tăng số lượng nang trứng thu được.
Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi được tiêm thuốc kích trứng?
Các thống kê trên toàn thế giới cho kết quả tỷ lệ vô sinh hiếm muộn có khuynh hướng ngày càng tăng. Trung bình cứ 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có ít nhất 1 cặp rơi vào tình trạng hiếm muộn. Theo thống kê, có khoảng 40% các trường hợp vô sinh, hiếm muộn có liên quan đến buồng trứng của người phụ nữ, như dự trữ buồng trứng thấp, buồng trứng đa nang, đáp ứng kích thích buồng trứng kém, các rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng… ở người vợ.
“Tại IVFTA, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nữ đến thăm khám khi chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) ở mức thấp, thậm chí gần như cạn kiệt. Nếu không kịp thời can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thì chỉ số dự trữ buồng trứng AMH sẽ ngày càng suy giảm, cơ hội mang thai càng ít”, Thạc sĩ, Bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM (IVFTA HCM) cho biết.
Đáng lo ngại, trường hợp chỉ số AMH thấp không chỉ gặp ở những phụ nữ lớn tuổi mà ngày càng “trẻ hóa” do di truyền, hoặc phẫu thuật ở vòi tử cung/buồng trứng, áp lực công việc, lối sống, stress… Tiêm kích trứng được xem là giải pháp tăng cơ hội thụ thai đối với những vợ chồng đang mong con.
Các triệu chứng có thể gặp phải sau khi tiêm thuốc kích trứng
Thuốc kích thích buồng trứng sẽ được tiêm bắt đầu từ ngày thứ 2 đến khoảng ngày thứ 11 của chu kỳ kinh. Đến khoảng ngày thứ 13 của chu kỳ kinh, người vợ được hẹn để tiến hành chọc trứng.
Trong suốt thời gian tiêm kích trứng (khoảng 2 tuần), người vợ sẽ được hẹn thăm khám (gồm siêu âm, xét nghiệm và khám tiền mê) vào các ngày thứ 6 – thứ 8 – thứ 10 dùng thuốc để được bác sĩ theo dõi sự phát triển của trứng/nang noãn.
Khi trứng/nang noãn phát triển đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, đồng thời canh niêm mạc tử cung đạt độ dày thích hợp, bác sĩ sẽ thông báo để vợ chồng có thể quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành ngay IUI hoặc IVF.
Việc tiêm thuốc kích thích buồng trứng sẽ làm hai buồng trứng to hơn, do đó người vợ có thể cảm thấy trì nặng ở vùng bụng dưới, hai bầu ngực căng tức, có thể đi kèm triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ xảy ra vào khoảng 2 – 3 ngày cuối của quá trình kích thích buồng trứng, sẽ nhanh chóng mất đi sau quá trình chọc hút trứng. “Các triệu chứng kể trên chỉ là tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân không cần quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị sẽ dễ dàng vượt qua”.
Những điều cần lưu ý sau tiêm thuốc kích trứng
Sau tiêm thuốc kích trứng bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thời điểm bắt đầu tiêm thuốc kích trứng lý tưởng nhất là từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 chu kỳ kinh:
- Đối với chu kỳ kích trứng quan hệ tự nhiên hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung ( IUI) : NB sẽ được theo dõi kích trứng cho đến khi có ít nhất 1 nang trứng đạt tiêu chuẩn
- Đối với chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF) Thuốc kích thích buồng trứng sẽ được tiêm khoảng 9-11 ngày
Trong suốt thời gian tiêm kích trứng người vợ sẽ được hẹn thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sự phát triển của nang trứng, điều chỉnh thuốc kích trứng và đưa ra thời điểm tiêm rụng trứng.
Khi nang trứng đã được phát triển đến mức phù hợp, độ dày của niêm mạc tử cung đạt yêu cầu thì NB sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm rụng trứng và thông báo thời gian để vợ chồng có thể quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành bơm IUI hoặc chọc trứng làm IVF.
- Về sinh hoạt, bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, tuy nhiên nên đi lại nhẹ nhàng, tránh những việc nặng nhọc hay vận động, thể dục thể thao quá sức. Hạn chế quan hệ vợ chồng với tần suất cao, cũng như tránh những hoạt động tình dục quá mạnh để ngăn ngừa nguy cơ bị xoắn buồng trứng và vỡ nang buồng trứng.
- Về chế độ ăn uống, bệnh nhân nên uống nhiều nước, tối thiểu 1,5l nước mỗi ngày; bổ sung các loại thực phẩm tốt cho buồng trứng như cá, thịt bò, trứng, sữa, các món từ đậu nành, rau củ màu xanh đậm, các loại hạt, quả bơ…; nên chọn dùng thực phẩm sạch, được trồng tự nhiên để tránh chất bảo quản, hạn chế rủi ro và tác hại xấu cho cơ thể; hạn chế tối đa các sản phẩm, đồ uống có cồn như rượu bia, các nước có ga, đồ uống có caffeine… để tránh tác động xấu đến chất lượng trứng.
- Về lịch hẹn tái khám, bệnh nhân cần tuân thủ thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khuyến cáo bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường để được theo dõi chặt chẽ sự đáp ứng thuốc sau tiêm kích trứng, cũng như có thể cân nhắc thay đổi phác đồ điều trị trong trường hợp cần thiết.
Khi nào bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ?
Trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), bệnh nhân có nguy cơ bị quá kích buồng trứng. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, xoắn buồng trứng, vỡ các nang noãn, dịch ổ bụng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi… Bên cạnh đó, quá kích buồng trứng có thể làm mẹ bị sảy thai, nhiễm độc thai nghén, băng huyết,thai nhi có nguy cơ sinh non
Do đó, khuyến cáo NB cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau tiêm thuốc kích trứng, gồm:
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới;
- Chướng bụng, căng tức bụng quá mức;
- Buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn nhiều;
- Khó thở, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp;
- Tiêu chảy;
- Tiểu ít, không tiểu tiện
- Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chóng chỉ sau vài ngày tiêm thuốc.
Đối với bệnh nhân tiêm thuốc kích trứng, tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có cân nhắc sử dụng thuốc gì và liều lượng như thế nào là phù hợp. Trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IUI), tiêm thuốc kích trứng giúp tăng khả năng có thai cho bệnh nhân, tuy nhiên song song đó là nguy cơ đa thai rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc kích thích buồng trứng dù là dạng uống hay dạng tiêm. Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn. Dựa vào tình trạng của bệnh nhân qua thăm khám mà bác sĩ sẽ có chỉ định nên sử dụng phương pháp kích thích buồng trứng nào, và tiến hành trong thời gian nào là phù hợp.
Khi có các triệu chứng quá kích buồng trứng, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được khám lâm sàng, xét nghiệm máu và siêu âm bụng để kiểm tra xem bệnh nhân có thực sự bị quá kích buồng trứng sau tiêm thuốc kích trứng không, hay là do một bệnh lý khác.
Tùy vào triệu chứng và mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ cân nhắc và điều trị bằng thuốc uống chống nôn, kiểm tra qua siêu âm thường xuyên để tránh nguy cơ tràn dịch.
Kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm của bệnh nhân bởi bên cạnh cơ hội chạm ngõ mong ước có con, bệnh nhân vẫn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân cần trang bị kiến thức những lưu ý sau tiêm kích trứng để có sự theo dõi kỹ càng, chặt chẽ, tránh các biến chứng không mong muốn.
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng – “cứu cánh” cho những phụ nữ AMH thấp chạm đáy
Đối với trường hợp AMH thấp, đáp ứng kích thích buồng trứng kém, người bệnh thường mong muốn được sử dụng phác đồ liều cao với hy vọng sẽ có được nang noãn “chính chủ” nhưng thường không thu được kết quả như mong đợi.
Thực tế cho thấy, dù tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi liều lượng thuốc kích thích buồng trứng thì số nang noãn trưởng thành đủ tiêu chuẩn để chọc hút cũng không thay đổi. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực đối với cơ thể người phụ nữ là khá lớn. Họ dễ dàng gặp phải các tác dụng phụ của thuốc kích trứng gây mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí suy buồng trứng sau đó. Nếu bị suy buồng trứng, bệnh nhân sẽ mãn kinh sớm, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là trục trặc về tâm sinh lý.
Một số trường hợp AMH thấp chạm đáy, bác sĩ sẽ khuyên nên xin trứng. Tuy nhiên, từng tham dự các hội nghị chuyên ngành hỗ trợ sinh sản thế giới, PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) có cơ hội tiếp cận phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) – được xem là “cứu cánh” cho những phụ nữ ít trứng, thậm chí hết trứng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thế giới, phác đồ này được đánh giá là giải pháp mới, mang lại nhiều lợi ích cho nhóm bệnh nhân có AMH thấp và đáp ứng buồng trứng kém. Ưu điểm vượt trội của phác đồ này là thân thiện với người bệnh, tiết kiệm chi phí… Hiệu quả đã được chứng minh tương đương với các phác đồ kích thích buồng trứng khác, thậm chí với mức chi phí kinh tế hơn hẳn.
“Khi điều trị theo phác đồ truyền thống trước đây sẽ phải dùng thuốc liều cao và chi phí tiền thuốc rất lớn (30-50 triệu) khiến nhiều gia đình không có khả năng chi trả và đành gác lại ước mơ của mình. Tuy nhiên, với phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, chỉ cần dùng thuốc liều thấp hơn từ 8-10 lần so với phác đồ cũ với chi phí chỉ từ 3-5 triệu. Nhưng do trở ngại về các trang thiết bị hỗ trợ, trình độ chuyên môn, quan điểm của bác sĩ điều trị… nên phác đồ này chưa được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở điều trị vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam”, PGS.TS.BS Lê Hoàng chia sẻ.
Những câu chuyện cổ tích có thật trong hành trình tìm con yêu tại IVFTA
Với sự hỗ trợ của các phương tiện máy móc hiện đại, các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại IVFTA đã ứng dụng thành công phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng trong điều trị vô sinh hiếm muộn, mang đến cơ hội có con từ “trứng chính chủ” chỉ sau một lần thụ tinh ống nghiệm. Điều mà tưởng như chỉ là mộng ước xa vời với nhiều phụ nữ có AMH thấp chạm đáy.
Chị Trần Thị Quế (Hải Phòng) mới ngoài 30 nhưng AMH chỉ còn 0.9. Sau 1 lần thai ngoài tử cung, 2 lần hút thai khi mới 4 tuần và 1 lần mổ cắt vòi tử cung trái, chị trở nên suy sụp và định từ bỏ khi bác sĩ khuyên chị nên xin trứng nếu muốn làm thụ tinh ống nghiệm.
Cuối cùng, cơ duyên đã đưa chị đến IVFTA. Sau khi được điều trị với phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng cá thể hóa đặc biệt, chị đã mang thai đôi trong lần đầu thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA. Đây là món quà tuyệt vời nhất chị nhận được từ IVFTA sau hành trình 6 năm xuôi ngược tìm con dài đằng đẵng.
“Chị Quế không chỉ có AMH thấp mà còn kèm theo đáp ứng buồng trứng kém. Nếu sử dụng phác đồ kích trứng liều cao có thể không mang lại hiệu quả mà lại tác động xấu đến sức khỏe người phụ nữ. Chính vì thế, chúng tôi áp dụng phác đồ đặc biệt với liều khởi phát rất nhẹ, hạn chế quá kích buồng trứng và giảm được chi phí điều trị cho người bệnh. Sau kích trứng, chúng tôi chọn được 7 noãn, tạo được 4 phôi, nuôi phôi đến ngày 5. Đây thật sự là kỳ tích với những bệnh nhân có AMH cực thấp như chị Quế”, PGS.TS.BS Lê Hoàng nhớ lại.
Một trường hợp hy hữu khác đã mang thai kỳ diệu là vợ chồng anh Nguyễn Tiến Quân và chị Trần Thị Thu Phương. Biến chứng quai bị khiến anh bị teo một bên tinh hoàn, bên còn lại tinh trùng ít và yếu, còn chị ít trứng cùng với niêm mạc dày nên khả năng có thai tự nhiên rất thấp. Tất cả tưởng chừng sẽ dừng lại trong nước mắt và tuyệt vọng nhưng với sự tận tâm của PGS.TS.BS Lê Hoàng cùng các cộng sự tại IVFTA, câu chuyện cổ tích đã thành hiện thực giữa đời thường. Bé Gia Thành và Gia Minh – hai chàng trai khôi ngô của anh chị đã chào đời bình an và khỏe mạnh.
“Tôi cũng sợ khi nghe nhiều người bảo kích trứng rất mệt nhưng thực tế tôi lại thấy rất êm. Hôm đi chọc trứng, lo mất ăn mất ngủ nhưng bác sĩ Lê Hoàng thao tác nhẹ nhàng, không đau đớn, sau đó nằm nghỉ 30 phút là có thể ra về. Bác Hoàng còn dặn đừng căng thẳng quá, cứ lạc quan lên, con khắc về thôi… Vì thế, đến với IVFTA, vợ chồng tôi cảm thấy rất thoải mái”, chị Phương chia sẻ.
Xem thêm video: Kỳ tích thụ tinh ống nghiệm với phụ nữ AMH thấp tại IVF Tâm Anh, Hà Nội
Có thể nói, với phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân với chi phí thấp, thân thiện và bảo tồn tối đa buồng trứng cho người bệnh. Bên cạnh đó, IVFTA còn được trang bị phòng LAB ISO5 – nơi nuôi cấy phôi, trữ phôi và thực hiện các kỹ thuật cao trong IVF – hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. Hiện tại, IVFTA còn đang giữ kỷ lục ở Việt Nam và trong khu vực về tỷ lệ IVF thành công trung bình 64,5%, bao gồm cả ca khó, bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý phức tạp kèm theo…
Với việc thường xuyên cập nhật những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là sự tận tâm của các chuyên gia đầu ngành, đến IVFTA, hành trình tìm con của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và hạnh phúc nhất!
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) là địa chỉ điều trị vô sinh hiếm muộn được đông đảo các cặp vợ chồng hiếm muộn trong nước và quốc tế tin tưởng, gửi gắm hy vọng “đón con yêu” về nhà. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ sau 5 năm, IVFTA đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho hàng chục ngàn cặp vợ chồng, đón hàng chục ngàn em bé chào đời với tỷ lệ thành công cao hàng đầu cả nước là 64,5%.
IVFTA quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị tối tân, hệ thống phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 5 nghiêm ngặt… triển khai đa dạng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, hiện thực hóa ước mơ bồng bế con yêu “chính chủ” cho hàng ngàn gia đình hiếm muộn.
Để được tư vấn và hướng dẫn các bước chuẩn bị cho quá trình điều trị hiếm muộn với các chuyên gia hàng đầu tại IVFTA, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
Trên đây là một số lưu ý sau tiêm kích trứng bạn cần ghi nhớ. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý đồng thời tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp bạn mau chóng có tin vui.