Vải sợi hoá học là loại vải dệt bằng sợi hoá học. Là sự kết hợp từ các chất hữu cơ thiên nhiên và polime tổng hợp. Sợi hoá học được chia làm 2 nhóm lớn là sợi tổng hợp và sợi nhân tạo. Vải hoá học mặc dù không phải là làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên nhưng có ưu điểm là trên bề mặt vải không có tạp chất. Vải ít bị vi khuẩn và nấm mốc gây hại. Tìm hiểu chi tiết về loại vải này thông qua bài viết sau.
Chi tiết về những loại vải sợi hoá học
Dựa vào nguyên liệu dùng để dệt vải và phương pháp sản xuất mà vải hoá học được chia thành hai loại: Sợi vải nhân tạo và sợi vải tổng hợp.
Sợi vải nhân tạo
Là những loại sợi được chế tạo từ polimer những hợp chất cao phân tử có sẵn trong tự nhiên như cellulose…. Nguyên liệu lấy từ các loại gỗ, tre, nứa…có chứa hàm lượng cellulose cao. Các nguyên liệu sẽ được hoà tan trong các chất hoá học như carbone disulfure, soude, muối sulfate, axit sulfurique, … để kéo thành sợi dùng để dệt vải. Thường dùng sợi viscose (hoặc các dạng khác của nó là polino, rayon,…), acétate. Các loại sợi này vẫn có thành phần và mang tính chất của những nguyên liệu ban đầu.
Sợi viscose dài dùng để dệt các mặt hàng satin, lụa tartan; sợi viscose ngắn dùng để dệt các loại vải fibre hoặc dùng pha với các loại sợi khác tạo thành vải sợi pha. Sợi acétate thường dùng để dệt một số mặt hàng vải mỏng, nhẹ. Dùng để may các loại áo phụ nữ, trẻ em hoặc dệt khăn quàng…
Sợi vải tổng hợp
Là loại vải sợi hoá học được sản xuất từ nguyên liệu hoá học. Nguyên liệu lấy từ than đá, khí đốt, dầu mỏ,… qua quá trình biến đổi, xử lý phức tạp như cracking dầu mỏ, chưng than đá, tổng hợp polimer… tạo thành các nguyên liệu để sản xuất sợi vải tổng hợp. Các nguyên liệu này có thành phần và tính chất khác hẳn với nguyên liệu ban đầu.
Xem thêm:
Cotton là vải gì? Vải cotton có nhăn không?
Một số vải sợi tổng hợp thường gặp:
– Sợi Polyamid (PA) dùng để dệt vải dệt kim, lụa nilon, dệt bít tất, chỉ may…
– Sợi Polyester (PES) dùng để dệt tetron, tergal (dacron),…; pha với sợi bông, với sợi viscose để dệt hàng vải pha.
– Sợi (PAC) polyacrylique được dùng làm nguyên liệu dệt kim hay còn gọi là len nhân tạo; được pha với một số loại sợi khác để dệt vải pha.
– Sợi (PVA) polyvinylalcol dùng dệt vải may blouson, manteau, quần áo lao động, , dây chão, xe dây thừng, lưới đánh cá…
– Sợi (PU) polyuréthane dùng dệt vải lycra. Được pha với một số loại sợi khác để dệt thành các loại vải may y phục co giãn, ôm sát cơ thể như quần áo lót, áo tắm…
Tìm hiểu đặc tính một số loại vải sợi hoá học
1. Vải dệt từ sợi nhân tạo viscose
Tính chất vải sợi nhân tạo viscose:
– Mặt vải mềm mại và bóng mịn
– Vải hút ẩm tốt
– Độ bền vải kém, nhất là khi vải bị ướt. Khi vải khô bị co ngắn lại
– Vải dễ nhăn, nhàu nát.
Cách nhận biết vải:
– Mặt vải khá mềm mại
– Khi đốt cháy vải sợi hoá học này tro tàn rất ít và chỉ có ở đầu đốt.
Cách sử dụng vải và bảo quản:
– ùng để may các loại quần áo mặc ngoài, dùng làm vải lót trong các loại quần áo cao cấp như manteau, veston,…
– Nhiệt độ thích hợp để ủi từ 130 đến 140 độ C. Do dễ nhăn, bị nhàu nên phải ủi với hơi nước
– Giặt bằng xà phòng thông thường, không nên ngâm lâu, không vắt vải quá mạnh tay
– Phơi vải trong bóng râm hoặc ở những nơi thoáng khí.
Tên thường gọi – Tên thương mại:
Fibre, gấm, lụa, tartan, rayon, satin…
2. Vải dệt từ vải sợi hoá học tổng hợp (PA) polyamid
Ưu điểm:
– Vải khá nhẹ, khó bám bụi
– Có độ bền ma sát, bền kéo, bền vi khuẩn rất cao
– Độ đàn hồi của vải tương đối tốt nên ít bị nhàu nát
– Mau khô.
Nhược điểm:
– Hút ẩm khá kém (khoảng 4,5%), khó thoát khí, thoát hơi nước, do đó khi mặc sẽ có cảm giác bị bí hơi.
– Bị lão hoá, vải trở nên ố vàng và bị giòn theo thời gian, nhất là khi vải thường xuyên được phơi lâu dưới ánh nắng trực tiếp.
– Khả năng chịu nhiệt kém, dễ bị co lại và bị mềm nếu nhiệt độ ủi quá 150 độ C.
Cách nhận biết vải sợi hoá học (PA):
– Mặt vải thường bóng, sợi vải đều.
– Khi đốt vải, xơ cháy đầu đốt sẽ bị chảy nhựa màu hổ phách, bị cứng lại khi nguội và bóp không vỡ
Cách sử dụng và bảo quản:
– Dùng để may các loại áo lót hoặc may lót áo jacket.
– Nên ủi ở nhiệt độ thấp, từ 120 đến 150 độ C.
– Giặt bằng bột giặt thường và nên phơi trong bóng râm.
– Không giặt vải bằng nước nóng quá 40 độ C.
Tên thường gọi – Tên thương mại:
Nylon, caprolar.
3. Vải dệt từ sợi tổng hợp (PES) polyester
Ưu điểm:
– Độ bền vải rất cao, không bị vi khuẩn, nấm mốc phá huỷ.
– Bền kể cả khi phơi dưới ánh sáng tốt, độ bền chỉ thua polyacrylique.
– Độ đàn hồi của vải cao và co giãn rất tốt, gấp 3 lần polyamid. Do đó quần áo dễ là đàn hồi và giữ nếp rất lâu sau khi giặt.
– Chịu nhiệt tốt trong phạm vi rộng, có thể từ 70 đến 175 độ C.
Nhược điểm:
– Hút ẩm rất kém (khoảng 0,5%).
– Thường xuyên bị cong xoắn ở các mép vải.
Cách nhận biết:
– Mặt vải khá bóng.
– Khi đốt vải xơ cháy và đầu đốt bị chảy nhựa có màu nâu sẫm. Sau đó cứng lại khi nguội và bóp không vỡ
Cách sử dụng và bảo quản:
– Vải sợi hoá học này được dệt từ sợi polyester được dùng để may nhiều loại trang phục cho cả nam lẫn nữ. Vải giữ nếp rất lâu, tuy nhiên do vải hút ẩm kém nên dễ gây hàm nóng
– Nên ủi ở nhiệt độ thấp từ 150 đến 170 độ C
– Giặt bằng các loại bột giặt thường, không giặt bằng nước quá nóng trên 40 độ C
– Phơi vải trong bóng râm hoặc phơi nơi thoáng khí.
Tên thương mại:
Tergal (Pháp), terylene (Anh), dacron (Mỹ), swiss bóng, soire, mouseline…