Gợi ý giúp các em học sinh thực hiện bài viết số 6 lớp 8 đề 2 đạt điểm cao, đề bài yêu cầu nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Từ đề bài các em hãy triển khai lập dàn ý rồi hãy viết thành bài văn. Sau đây là bài văn tham khảo sử dụng làm tư liệu.
Contents
- 1 Hướng dẫn bài viết số 6 lớp 8 đề 2
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 Phân tích bài thơ Ông đồ Ngữ Văn Lớp 8
- 1.5 Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ
- 1.6 Nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú Tố Hữu
- 1.7 Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
- 1.8 Nêu ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng
- 1.9 Dàn ý bài văn kể 1 việc đã làm khiến bố mẹ vui lòng – TLV số 2, Lớp 8
- 1.10 Tóm tắt văn bản Đánh nhau với cối xay gió ngắn hay Lớp 8
Hướng dẫn bài viết số 6 lớp 8 đề 2
Đề bài: Từ bài Bàn luận về phép học La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
Bài số 1
Học tập là thu nhận, tiếp thu nguồn tri thức từ sách vở cho chính bản thân nhưng muốn lý thuyết hiệu quả cần phải thực hành vào cuộc sống. Học phải luôn đi đôi với hành mới vận dụng kiến thức thành công. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong bài Bàn luận về phép học đã khẳng định sự đúng đắn và tầm quan trọng học tập gắn liền với thực hành.
Học đi đôi với hành mỗi người cần phải hiểu rõ câu nói trên, “học” là một quá trình tiếp nhận nguồn, con người sẽ cải thiện kiến thức thông qua việc học, còn “hành” chính là sử dụng kiến thức đã học được vào thực tế, còn được gọi là sự chuyển hóa từ lý thuyết sang hành động. Nếu chỉ học thôi thì chưa đủ, con người cần phải thực hành mới gọi là tri thức có giá trị.
Có thể trên lớp bạn là người rất giỏi Toán nhưng về nhà bài tập thì không làm, bạn giỏi học Vật lí mà không làm thí nghiệm, không ứng dụng kiến thức vào thực tế liệu nguồn kiến thức đó có bị mai một hay không ? chắc chắn là có rồi. Cũng như việc học Văn chỉ học vẹt, đối phó mà không có sự cảm thụ văn chương chắc chắn học trước quên sau, không có tính hiệu quả.
Bác Hồ cũng từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, lời răn dạy của Bác cũng đã khẳng định thêm mối quan hệ mật thiết giữa học với hành. Khi ta có lý thuyết vững vàng việc thực hành sẽ giúp củng cố kiến thức, ghi nhớ hơn lý thuyết với thu nhận, học mà không hành chỉ phí hoài công sức đổ sông đổ biển.
Hai yếu tố học và hành không thể tách biệt mà phải bổ sung cho nhau, nếu hành thôi mà không học, không có lý thuyết làm nền tảng làm việc gì chắc chắn cũng sẽ thất bại, cũng như một người mò mẫn trong đêm tối mà không có ánh sáng dẫn lối. Không ai mà biết làm bài tập khi chưa có công thức, định nghĩa. Nếu không có việc học thu nhận kiến thức thì ta không có cơ sở nền tảng để thực hành, các hành động thực hiện sẽ không mang lại kết quả như ý muốn, vì lẽ đó mà Nguyễn Thiếp đề nghị vua Quang Trung thay đổi phương pháp nhằm giúp việc học tập có tính hiệu quả hơn đó là: ‘Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Từ bài “Bàn về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã cho thấy một phương pháp học chính xác và hiệu quả cao cho đến ngày nay. Học là nền tảng để thực hành thành công, biến nguồn kiến thức thu nhận trở nên thú vị, hữu ích và hiệu quả. Đừng học mà không hành chỉ uổng công sức, thời gian,tiền bạc, hãy biến nguồn kiến thức giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bài số 2
Dù trải qua thời nào việc học và đào tạo người tài luôn rất quan trọng. Nguyễn Thiếp luôn tâm huyết và trăn trở trong việc tìm ra người tài. Khi giúp vua Quang Trung ông có bài tấu “Bàn luận về phép học” nhằm nêu lên quan điểm về cách học chân chính và tầm quan trọng của việc học phải đi đôi với hành.
“Học” là tiếp thu kiến thức, cập nhật sự hiểu biết của bản thân. Còn “hành” nghĩa là thực hành, ứng dụng vào thực tế. Vì vậy học và hành có liên quan và mối quan hệ chặt chẽ. Học và hành có sự thống nhất, không thể tách rời với nhau.
Lời giải bài viết số 6 lớp 8 đề 2 bên trên mang tính chất tham khảo ! Chú ý khi sử dụng.
» Bài viết số 6 lớp 8 đề 1
» Bài viết số 6 lớp 8 đề 3
Lớp 8 –
-
Phân tích bài thơ Ông đồ Ngữ Văn Lớp 8
-
Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng của Thế Lữ
-
Nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú Tố Hữu
-
Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
-
Nêu ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng
-
Dàn ý bài văn kể 1 việc đã làm khiến bố mẹ vui lòng – TLV số 2, Lớp 8
-
Tóm tắt văn bản Đánh nhau với cối xay gió ngắn hay Lớp 8