Hoạt động công chứng, chứng thực là thủ tục bắt buộc trong việc thực hiện nhiều thủ tục hành chính. Chính vì thế, nhu cầu của mọi người đều gia tăng khiến các phòng công chứng công bị quá tải. Thấu hiểu thực tế đó, Nhà nước ban hành quy định cho phép mở văn phòng công chứng tư nhân nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dân. Vậy văn phòng công chứng có lịch làm việc cụ thể như thế nào? Và Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không? Cùng tham khảo bài viết để tìm câu trả lời nhé!
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là tổ chức, đơn vị, hay cơ quan được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong hoạt động công chứng. Văn phòng công chứng hoạt động dựa trên sự hướng dẫn Luật Công chứng và văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể, văn phòng công chứng được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có con dấu riêng, có tài khoản ngân hàng riêng và tài sản của văn phòng công chứng chính là mức thu nhập của văn phòng.
Chức năng chính của văn phòng công chứng là xác minh tính chính xác của văn bản hay giấy tờ trong tất cả hợp đồng hay giao dịch dân sự.
Hai hình thức được phép hoạt động trong lĩnh vực công chứng theo quy định của pháp luật bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
– Phòng công chứng: Có trụ sở, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng và UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập. Đây còn được gọi là văn phòng công chứng thuộc Nhà nước (Phòng công chứng công)
– Văn phòng công chứng: Bắt buộc có từ hai công chứng viên trở lên, con dấu, trụ sở và tài khoản ngân hàng riêng và được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động. Văn phòng công chứng tư nhân do cá nhân có đủ điều kiện theo quy định pháp luật thành lập (văn phòng công chứng tư nhân).
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Văn phòng công chứng có thời gian làm việc theo giờ hành chính đã được quy định. Văn phòng công chứng hoạt động theo khung giờ như sau:
Nhiều thắc mắc về lịch làm việc của văn phòng công chứng như văn phòng công chứng có làm việc vào ngày thứ 7 hay không? Trong ngày nghỉ hay ngoài giờ làm việc, văn phòng công chứng có hoạt động không?
Vậy theo Điều 32 Luật Công chứng 2014 quy định:
“Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Căn cứ theo khoản 3 thì văn phòng công chứng được phép hoạt động vào ngày nghỉ, ngoài giờ để phục vụ tối đa nhu cầu của mọi người. Chính vì thế, ngày thứ 7 thì văn phòng công chứng vẫn thực hiện công chứng bình thường vào khung giờ như các ngày trong tuần hoặc khung giờ quy định của văn phòng công chứng. Ngoài ra, công chứng viên ở văn phòng còn làm việc vào chủ nhật và những ngày nghỉ Tết, Lễ. Địa điểm công chứng không bị bó hẹp ở trụ sở văn phòng mà còn hỗ trợ dịch vụ công chứng tại nhà khách hàng hoặc địa điểm khác theo yêu cầu của khách hàng. Những chi phí công chứng ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở cơ quan sẽ có mức phí riêng theo quy định của văn phòng công chứng và quy định của pháp luật.
Các dịch vụ tại văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Công chứng, cung cấp các dịch vụ sau:
– Công chứng hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp nhà đất;
– Sang tên sổ đỏ
– Công chứng văn bản dịch thuật, sao y bản chính
– Công chứng văn bản thỏa thuận giữa vợ và chồng
– Công chứng di chúc và các văn bản liên quan đến di sản thừa kế
– Công chứng những giao dịch khác
Phí công chứng tại văn phòng công chứng
Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC và Thông tư 111/2017/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí tại văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định.
– Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch theo giá trị
+ Mức thu phí công chứng đối với hợp đồng, giao dịch cụ thể giá trị hợp đồng dưới 50 triệu đồng có mức thu phí 50 nghìn đồng, giá trị hợp đồng từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng có mức thu phí là 100 nghìn đồng, giá trị giao dịch hay hợp đồng có giá trị trên 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ thì mức phí được tính 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị giao dịch,…
+ Mức thu phí công chứng đối với hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê nhà ở; thuê, cho thuê lại tài sản cụ thể tổng số tiền thuê có giá trị dưới 50 triệu đồng mức phí 40 nghìn đồng, tổng số tiền thuê có giá trị từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng có mức phí 80 nghìn đồng, tổng số tiền thuê có giá trị từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng có mức phí 0,08% tổng số tiền thuê,….
– Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị như công chứng hợp đồng bảo lãnh có mức thu 100 nghìn đồng, công chứng hợp đồng ủy quyền có mức thu 20 nghìn đồng,…
– Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc có mức thu 100 nghìn đồng.
– Mức thu phí cấp bản sao công chứng là 5 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 3 trở lên là 3 nghìn đồng/trang.
– Mức thu phí công chứng dịch thuật là 10 nghìn đồng/bản dịch thứ nhất, nếu công chứng thêm bản dịch thứ 2 là 5 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 02; từ trang thứ 03 trở đi thu 3 nghìn đồng/trang, tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi về thắc mắc lịch làm việc của văn phòng công chứng. Hy vọng thông qua bài viết này, quý vị có thể nắm bắt được lịch làm việc của văn phòng công chứng để thuận tiện cho công việc. Hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006199 để biết thêm thông tin về lịch làm việc của văn phòng công chứng cũng như những thông tin khác mọi người nhé!