Dấu gạch ngang
Mục đích của bài học giúp các em biết cách dùng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
I. Công dụng của dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
– Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Ví dụ:
+ Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh.
(Trần Hoàng)
+ Tôi lại trở về con sông Cấm – dòng sông thơ ấu thân thương, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên với bao kí niệm vui buồn.
(Thanh Việt)
– Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
Ví dụ:
+ Tôi quắc mắt:
– Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
– Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
(Tô Hoài)
+ Chị Điệp nhanh nhảu:
– Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các…
(Duy Khán)
+ Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:
– Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ;
– Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu;
– Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
– Giữa các vế của một câu ghép.
(Ngữ văn 6, tập hai)
– Nối các từ nằm trong một liên danh:
Ví dụ:
Đồng bào Sài Gòn – Gia Định hai lần đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lại đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (…).
(Xuân Diệu)
Trong các câu sau, dấu gạch ngang được dùng để:
a) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xụân của Hà Nội thân yêu (…).
(Vũ Bằng)
Trong câu này, dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích mùa xuân của Hà Nội thân yêu trong câu.
b) Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
(Phạm Duy Tốn)
Trong câu này, dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c) Dấu chấm lửng được dùng để:
– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
– Thể hiện chỗ lối nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt ngãng;
– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Trong câu này, dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng để liệt kê các công dụng của dấu chấm phẩy.
d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu lên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
(Nguyễn Ái Quốc)
Trong câu này, dấu gạch ngang được dùng để nối các từ nằm trong một liên danh “Va-ren – Phan Bội Châu”.
II. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nổì
Dấu gạch ngang giống và khác dấu gạch nối ở chỗ:
– Giống nhau: Cùng được viết theo chiều ngang.
– Khác nhau:
+ Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
Về độ dài, dấu gạch nôi ngắn hơn dấu gạch ngang.
+ Dấu gạch ngang là dấu câu của tiếng Việt. Nó được dùng để:
(+1) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
(+2) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
(+3) Nối các từ nằm trong một liên danh.
Về độ dài, dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối.
Ví dụ:
+ Dấu gạch ngang:
Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.
(Đoàn Giỏi)
+ Dấu gạch nối:
Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
(Trần Hoàng)
1. Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng “Va” và “Ren” trong từ “Va-ren” được dùng để nối cácềiếng đó trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
2. Cách viết dấu gạch nối khác dấu gạch ngang ở chỗ: dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
C. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP
1. Bài này yêu cầu các em nêu nội dung của dấu gạch ngang.
Muốn nhận biết được công dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp sử dụng, các em đọc kĩ từng câu, rồi nêu công dụng của loại dấu này.
a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân của mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
(Vũ Bằng)
Trong câu này, dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội – với các bộ phận khác ở trong câu.
b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song sắt, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
(Nguyễn Ái Quốc)
Trong câu này, dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cái anh chàng ranh mãnh đó ,với các bộ phận khác trong câu.
c) – Quan có cái mũ hại sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì
– ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra.
(Nguyễn Ái Quốc)
Trong câu này, dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật – Quan có cái mũ hai sừng trẽn chóp sọ! và – Ồ! Cái áo dài đẹp chửa!.
Bên cạnh đó, dấu gạch ngang còn được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích – Một chú bé con thầm thì – Một chị con gái thốt ra.
d) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lục 21 giờ.
Trong câu này, dấu gạch ngang dùng để nối các từ trong một liên danh Hà Nội — Vinh .
e) Thừa Thiên — Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
Trong câu này, dấu gạch ngang được dùng để nối các từ trong một liên danh Thừa Thiên – Huế.
2. Bài tập này yêu cầu các em nêu công dụng của dấu gạch nối trong câu dẫn ở SGK, trang 131.
– Trước hết, các em đọc kĩ câu nói được dẫn trong SGK, trang 131, xem dấu gạch nối được sử dụng trong những từ ngữ nào. Sau đó, nói rõ công dụng của các dấu gạch nối.
Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren…
(An-phông-xơ Đô-đê)
Trong câu này, dấu gạch nối được sử dụng trong các từ chỉ địa danh nước ngoài như Béc-lin, An-dát, Lo-ren.
Công dụng của các dấu gạch nồi trong các tên riêng này là dùng để nốỉ các tiếng trong các từ phiên âm, gốc nước ngoài.
3. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan âm Thị Kính.
b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.
Sau đây là những câu tham khảo:
a) Thị Kính — nhân vật chính của vở chèo ‘‘Quan âm Thị Kính” — là một phụ nữ dịu dàng, hiền thục.
Thị Mầu — con gái; phú ông – là người có tính lẳng lơ.
b) Những gươn g mặt tiêu biểu của học sinh khắp ba miền Bắc — Trung — Nam đã hội tụ về đây trong niềm hân hoan, phân khởi.
Xem thêm Ôn tập phần Văn tại đây