Trong cuộc sống trước những vấn đề nhất định cá nhân thường có quan điểm riêng. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ trước vấn đề của cuộc sống lại có định kiến riêng. Định kiến ảnh hưởng mạnh mẽ lên cách con người cư xử và tương tác với những người xung quanh, đặc biệt là với những người khác biệt với họ.
Định kiến là gì? Hãy theo dõi nội dung bìa viết của chúng tôi để có câu trả lời.
Định kiến là gì?
Định kiến là từ khóa hot được nhiều người tìm kiếm. Tuy nhiên khái niệm này rất chung chung và trìu tượng nên việc cắt nghĩa, giải thích không hề dễ dàng. Hiện theo tìm hiểu của chúng tôi số lượng câu trả lời cho từ khóa này rất ít.
Theo nội dung mà bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra cách giải thích về định kiến là gì rất chi tiết và đầy đủ: “ Định kiến hoặc thành kiến là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể. Từ Định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người, bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngoài hay là đặc điểm cá nhân khác, từ đó dẫn đến việc phân biệt đối xử. Trong trường hợp này, định kiến có thể đề cập đến một đánh giá tích cực hay là tiêu cực của một người dựa trên nhận thức của họ trong tư cách thành viên một nhóm hoặc qua những quan hệ xã hội của họ”.
Theo nhà tâm lý học Gordon Allport, định kiến và khuôn mẫu xuất hiện một phần là do lối suy nghĩ tự nhiên của con người.
Có thể thấy định kiến là một thái độ vô căn cứ và thường mang ý nghĩa thiên về tiêu cực đối với một cá nhân, thành viên của một nhóm người trước một vấn đề, sự vật sự việc hoặc người khác. Đặc điểm chung của định kiến là cảm giác tiêu cực, những niềm tin mang tính khuôn mẫu và xu hướng phân biệt đối xử thành viên của nhóm đó.
Mặc dù có sự khác biệt trong các định nghĩa về định kiến dưới góc nhìn của các nhà xã hội học, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng nó có liên quan mật thiết đến những nhận định/phán xét cố hữu (thường là tiêu cực) về thành viên của một nhóm nào đó.
Ví dụ về định kiến
Thường khi gặp một người xăm mình thì bản thân cá nhân nhiều người định kiến họ là dân anh chị, hổ báo, dân xã hội đen. Đây là định kiến về con người qua vẻ bề ngoài mà không cần biết tính cách họ ra sao.
Hoặc đối với các người ở thế giới thứ 3 định kiến xã hội với họ rất nặng nề. Định kiến xã hội cho rằng những người ấy có vấn đề, nam không ra nam, nữ không ra nữ.
Những dạng thức khác nhau của định kiến
Có thể thấy định kiến rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Định kiến có thể dựa trên các yếu tố bao gồm giới tính, chủng tộc, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, quốc tịch, địa vị kinh tế xã hội và tôn giáo…. Một số dạng định kiến thường gặp nhất bao gồm:
+ Phân biệt chủng tộc.
+ Phân biệt đối xử giới tính
+ Phân biệt giai cấp
+ Hội chứng ghê sợ đồng tính.
+ Chủ nghĩa dân tộc
+ Định kiến tôn giáo.
+ Chủ nghĩa phân biệt tuổi tác
+ Chứng bài ngoại.
+ Định kiến và khuôn mẫu
Ảnh hưởng của định kiến
Từ xưa đến nay ảnh hưởng của định kiến xã hội với con người là vô cùng lớn. Định kiến làm con người xa cách, khó hòa đồng với nhau, khó tiếp xúc và bị cô lập.
Không chỉ vậy, định kiến thậm chí gây ra những tổn thương rất lớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của cá nhân bị xã hội định kiến. Ở Việt Nam từ xưa đến nay những người phụ nữ không chồng mà chửi sẽ bị xã hội dị nghị, coi thường, thậm chí cạo đầu bôi vôi thả sông,… Dù ngày nay không còn tục lệ ấy nữa song định kiến về người phụ nữ không chồng mà chửa vẫn bị đánh giá xấu. Hay định kiến về những người nghiện hút là những người xấu, dù cai nghiện thành công vẫn bị đánh giá, coi thường và xa cách.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Định kiến là gì. Định kiến là thứ rất khó tẩy khỏi não, ăn sâu vào tiềm thức của cá nhân, tập thể có tiền thức. Do đó để giảm bớt tác hại của định kiến, chúng ta phải hết sức cảnh giác với những kinh nghiệm của chính mình, đồng thời phải nhận thức được sự vận động liên tục của vạn vật: cái gì cũng có thể tốt lên hoặc xấu đi.