Nguyên tắc SMART có thể giúp bạn thiết lập mục tiêu chính xác, hiệu quả hơn. Thực tế thiết lập mục tiêu rất đa dạng ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc SMART, bạn có thể cùng GoalF theo dõi các ví dụ về nguyên tắc SMART cụ thể dưới đây.
Contents
Nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu
Nguyên tắc SMART đã có lịch sử ra đời từ năm 1981 và vẫn được ứng dụng rộng rãi hiện nay.
Giới thiệu về nguyên tắc SMART
SMART là bộ nguyên tắc gồm 5 yếu tố giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. Năm yếu tố của SMART bao gồm:
- Specific (cụ thể)
- Measurable (đo lường)
- Achievable (khả thi)
- Relevant (liên quan)
- Time bound (giới hạn thời gian)
Về lịch sử ra đời, thuật ngữ SMART lần đầu tiên được George T. Doran nhắc đến trong ấn bản “Management Review” được phát hành vào tháng 11 năm 1981. Sau đó, Giáo sư Robert S. Rubin thuộc ĐH Saint Louis đã viết về SMART và công bố trên báo chí. Tiêu chí SMART cũng nằm trong lý thuyết quản lý theo mục tiêu của Peter Drucker.
Vào năm 2003, trong cuốn sách “Thái độ là tất cả”, Paul J. Meyer (nhà sáng lập Success Motivation International) đã mô tả các đặc điểm của SMART.
Vai trò và lợi ích của nguyên tắc SMART khi thiết lập mục tiêu
SMART có thể đóng vai trò quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu. Cụ thể như:
- Cụ thể hóa, minh bạch hóa mục tiêu. Giúp người thực hiện mục tiêu tránh chệch hướng, nhầm lẫn.
- Giúp đo lường được chính xác tiến độ triển khai, hoàn thành mục tiêu.
- Giúp bạn thiết lập mục tiêu thử thách, có kỳ vọng nhưng không trở thành bất khả thi, vô vọng.
- Giúp liên kết các mục tiêu của team, tổ chức trong một tổng thể chung thống nhất.
- Giúp gắn mục tiêu với các thời hạn thực hiện cụ thể, có cam kết và cả áp lực cần thực hiện đúng hạn.
Ví dụ về nguyên tắc SMART
Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc SMART, bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu các ví dụ thiết lập mục tiêu SMART cụ thể dưới đây:
Ví dụ về nguyên tắc SMART trong công việc
Ví dụ 1:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn cải thiện thời gian tuyển dụng thành công 1 vị trí Lập trình viên
- Measurable (đo lường): Xuống mức tối đa 1 tháng / 1 vị trí nhân sự
- Achievable (khả thi): Với dải lương đăng tuyển, danh tiếng công ty và các kênh thông tin tuyển dụng hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu này dù cần cố gắng cao độ
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp đáp ứng nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cho Phòng Sản phẩm, Phòng Công nghệ và Phòng Triển khai dự án
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2021
Ví dụ 2:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn cải thiện số lượng khách mời đăng ký workshop của công ty
- Measurable (đo lường): Lên mức tối thiểu 100 khách mời / workshop
- Achievable (khả thi): Với nội dung workshop, độ thu hút, danh tiếng của diễn giả, các workshop của công ty sẽ đạt được mức tối thiểu 100 khách mời tham gia
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp kết nối khách hàng, lan tỏa hình ảnh công ty mạnh mẽ hơn
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2021
Ví dụ 3:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn nhân viên không còn đi muộn
- Measurable (đo lường): Tối thiểu 95% nhân viên check-in máy chấm công trước 8:16 phút hàng ngày
- Achievable (khả thi): Với quy chế xử phạt đi làm muộn mới ban hành, tôi có thể đạt được mục tiêu trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp hoạt động công ty đi vào quy củ, nề nếp
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2021
Ví dụ về nguyên tắc SMART cho doanh nghiệp
Ví dụ 1:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn công ty giảm thiểu mức biến động nhân sự hàng tháng
- Measurable (đo lường): Xuống dưới mức 2%
- Achievable (khả thi): Với chính sách phúc lợi, đào tạo và phát triển nhân tài hiện nay, tôi có thể đạt được bà duy trì mục tiêu trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp công ty giảm thiểu chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự và ổn định tổ chức để phát triển lâu dài
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần bắt đầu đạt được từ tháng 12/2021
Ví dụ 2:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn công ty đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hàng năm
- Measurable (đo lường): Lên mức tối thiểu 10% một năm
- Achievable (khả thi): Với năng lực phát triển nguồn nhân lực, sản phẩm và mở rộng thị trường hiện nay, tôi có thể dẫn dắt công ty đạt được mục tiêu trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp công ty vươn lên vị thế Top 5 công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần đạt được vào tháng 12.2022
Ví dụ 3:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn công ty xây dựng và vận hành được Trung tâm phát triển tài năng
- Measurable (đo lường): Với mục tiêu mỗi năm tuyển dụng thành công ít nhất 5 nhân viên mới phát triển và được đào tạo từ trung tâm
- Achievable (khả thi): Với nguồn lực công ty hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp phát triển đội ngũ nhân sự tài năng, trung thành, gắn bó với công ty
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần đạt được vào tháng 12/2022
Ví dụ về nguyên tắc SMART của lãnh đạo/quản lý
Ví dụ 1:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn các quản lý từ cấp trưởng nhóm trở lên cần dành thời gian đào tạo nhân viên bên dưới
- Measurable (đo lường): 100% quản lý dành tối thiểu 4 tiếng đồng hồ / tháng để đào tạo nội bộ
- Achievable (khả thi): Với nguồn lực, chất lượng đội ngũ quản lý hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu đào tạo nội bộ trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp phát triển đội ngũ nhân sự công ty đáp ứng yêu cầu phát triển trong cả ngắn, trung và dài hạn
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2021
Ví dụ 2:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn đội ngũ quản lý giảm mức lương thực nhận
- Measurable (đo lường): 100% quản lý từ cấp trưởng phòng giảm 30% mức lương thực nhận
- Achievable (khả thi): Với sự đồng lòng của đội ngũ quản lý hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn về nguồn tiền trong những tháng cuối năm 2021
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần thực hiện trong quý IV-2021 và sẽ kết thúc vào 31/12/2021
Ví dụ 3:
- Specific (cụ thể): Tôi muốn phát triển đội ngũ quản lý công ty từ chính nhân viên đã gắn bó lâu năm với tổ chức
- Measurable (đo lường): Với ít nhất 50% quản lý từ cấp trưởng nhóm được phát triển từ nhân viên đã gắn bó ít nhất 1 năm với công ty
- Achievable (khả thi): Với nguồn nhân lực đồng đều, giàu chuyên môn, kinh nghiệm hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu về nhân sự quản lý trên
- Relevant (liên quan): Nhằm giúp xây dựng đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao gắn bó lâu dài, thấu hiểu văn hóa, phong cách, tinh thần làm việc của tổ chức
- Time bound (giới hạn thời gian): Mục tiêu cần bắt đầu được thực hiện từ tháng 1/2022
Mẹo để thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART
Thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART có thể giúp bạn định hình mục tiêu hiệu quả, thông minh hơn. Để áp dụng SMART đúng hướng ngay từ đầu, bạn có thể tham khảo, lưu ý một số mẹo dưới đây:
- Thu hút nhóm của bạn tham gia
Mọi mục tiêu dù đúng đắn, kỳ vọng đến đâu cũng sẽ không chuyển hóa được thành hiện thực nếu bạn không thu hút được nhóm của mình tham gia thực hiện. Để thu hút nhóm, bạn có thể tổ chức cuộc họp để các thành viên có thể đóng góp ý kiến xây dựng mục tiêu. Như vậy, toàn team sẽ xây dựng được mục tiêu cho chính mình và chủ động, cam kết với mục tiêu đó hơn là bị áp đặt mục tiêu từ trên xuống.
- Lập kế hoạch hành động
Mục tiêu SMART là một điểm đến. Điểm đến sẽ vẫn còn mờ mịt nếu bạn không vạch ra được con đường hành động cụ thể. Khi đã có mục tiêu, bạn cần lập được kế hoạch hành động càng cụ thể, chi tiết, rõ ràng càng tốt.
- Viết mục tiêu ra và công khai
Tại sảnh, tại phòng họp, phòng làm việc của công ty, bạn có thể in mục tiêu SMART ra một cách rõ ràng. Mọi phòng ban, nhân viên đều cần hiểu rõ mục tiêu của họ là gì và nỗ lực, chủ động hướng tới mục tiêu đó. Truyền thông nội bộ hiệu quả, rõ ràng, công khai về mục tiêu sẽ giúp việc thực hiện mục tiêu dễ dàng hơn.
- Theo dõi liên tục
Việc theo dõi quá trình thực hiện mục tiêu cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, cả định kỳ và đột xuất. Điều đó sẽ giúp nhân viên duy trì được sự tập trung, động lực và quyết tâm đạt được mục tiêu. Khi lãnh đạo theo dõi thường xuyên, nhân viên sẽ cảm nhận được sự quan trọng của mục tiêu và càng nỗ lực hoàn thành mục tiêu đúng hạn như kỳ vọng ban đầu.
- Đánh giá lại các mục tiêu khi cần thiết
Khi tình hình thực tế ví dụ như khách hàng, thị trường hay các yếu tố ngoại cảnh, nội tại khác thay đổi thì bạn cần phải có đánh giá nhanh về mục tiêu. Mục tiêu liệu có còn phù hợp, có trở ngại, vướng mắc hay cần điều chỉnh gì khác không? Càng sớm đánh giá và điều chỉnh mục tiêu phù hợp thì bạn sẽ càng giảm thiểu được các yếu tố bất ổn và tiếp tục dẫn dắt giúp team hoàn thành được mục tiêu.
- Sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất
Có mục tiêu và kế hoạch hành động rõ ràng vẫn chưa đủ. Bạn còn cần tham khảo sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất liên tục (CPM). CPM bao gồm việc thiết lập mục tiêu ngắn hạn, kiểm tra tiến độ thường xuyên và phản hồi liên tục cho nhân viên. Để thực hiện CPM, nhà quản lý sẽ cần thực hiện 3 bước:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Bước 2: Check-in 1 1 với nhân viên
Bước 3: Phản hồi công việc
Với CPM, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được hiệu suất thực tại, các vấn đề công việc thực tại của nhân viên. Việc theo dõi hiệu suất vì vậy không những nhanh chóng mà thậm chí có thể còn là theo dõi hiệu suất trong thời gian thực.
*
Nguyên tắc SMART đã được ứng dụng trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp để thiết lập mục tiêu hiệu quả, thông minh. Hi vọng ví dụ về nguyên tắc SMART kể trên sẽ có những gợi mở, giúp bạn thiết lập mục tiêu cho tổ chức đúng hướng, phù hợp ngay từ đầu.
Nếu bạn cần trao đổi thêm về nguyên tắc SMART hay muốn nhận tư vấn về phần mềm quản lý hiệu suất liên tục, bạn có thể liên hệ với GoalF. Đội ngũ các chuyên gia của GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn cải thiện hiệu suất doanh nghiệp.
GoalF
- Trụ sở chính: 25 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0904232369
- Email: contact@mobo.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/GoalF.vn