Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
Do đó quan nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể.
Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể
– Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định.
Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về không gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó.
– Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.
Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.
Ngoài giải đáp cho Qúy khách về sự hình thành và phát triển của Đảng. Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể.
Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật đó.
Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất ban đầu của sự vật. Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không gian và thời gian khác nhau.
Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể
Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó.
Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thông qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian.
Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng. Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.
Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định.
Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự vật đó.
Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.
Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng;
Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên với chúng tôi để được tư vấn.