Sau khi nghiên cứu về thề ché kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nội dung tiếp theo sẽ trang bị cho sinh viên những khía cạnh lý luận cơ bàn về quan hệ lợi ích và các phương thức bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, góp phần giúp sinh viên hình thành được kỹ năng ứng xử và bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân khi tham gia các hoạt động trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Khái niệm lợi ích kinh tế
Để tồn tại, phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần.
Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong moi quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhắt định của nền sản xuất xã hội đỏ.
Trong mỗi điều kiện lịch sử, tuỳ từng bối cảnh mà vai trò quyết dịnh đối với hoạt động cua con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thân. Nhưng xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người.
Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thề trong nền sản xuất xã hội.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Đó là môi trường trong đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín…
Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rât khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột xã hội. Đó là những vấn đề mà chính sách phân phối thu nhập cần phải tính đến. Phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ càng dồi dào, chất lượng càng tốt, thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do đó, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ đê nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Đó chính là những điều kiện vật chất đế thực hiện ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối.
Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Do đó, nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.
Hiện nay, công bằng trong phân phối có hai quan niệm chính: công bằng theo mức độ (căn cứ vào mức thu nhập mà mỗi chủ thể nhận được) và công bằng theo chức năng (căn cứ vào đóng góp trong việc tạo ra thu nhập). Mỗi quan niệm đều có ưu điểm và nhược điềm nen cần sử dụng két hợp cả hai quan niệm này. Trước hết, nhà nước phải chăm lo đời sống vật chất cho mọi người dân. Ở mỗi giai đoạn phát triển, người dân phải đạt được mức sống tối thiều. Để làm được điều này, nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo, khắc phục tư tưởng bao cấp, ý lại. Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đên ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Đẩy mạnh các hoạt dộng nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, đồng bào các vùng gặp thiên tai… Tiếp theo, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp dỡ họ bằng mọi biện pháp, về nguyên tắc, người dân dược làm tất cả những gì luật pháp không cấm; luật pháp chỉ cấm những hoạt động gây tồn hại lợi ích quốc gia và các lợi ích hợp pháp khác.
Đề lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt động kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập. Họ cần phải hiếu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để có sự phân chia hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận; chủ doanh nghiệp phải hiểu và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế… Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế – xã hội là những giải pháp rất cần thiết đề loại bỏ những đòi hỏi khồng hợp lý về thu nhập. Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không tự nhận thức và thực hiện được, nhà nước cần có sự tư vấn, điều tiết họp lý.
Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng… tồn tại khá phổ biến. Các hoạt động này càng gia tăng, càng làm tồn hại lợi ích kinh tế của các chủ thề làm ăn chân chính. Đẻ chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Trước hết, phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực. Bộ máy nhà nước phải tuyển dụng, sử dụng được những người có tài, có tâm; sảng lọc được những người không đủ tiêu chuẩn. Cán bộ, công chức nhà nước phải được đãi ngộ xứng đáng và chịu trách nhiệm đến cùng mọi quyết định trong phạm vi, chức trách của họ. Nhà nước phải kiềm soát được thu nhập của công dân, trước hết là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước. Trước pháp luật, mọi người dân và cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự bình đẳng; mọi vi phạm phải được xét xử theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định của nhà nước… Nhờ đó, người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình. Đồng thời, các cơ quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước được giám sát, tránh được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng…
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Do đó, khi các mâu thuẫn phát sinh cần được giải quyêt kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuân bị chu đáo các giải pháp đôi phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đât nước lên trên hết.
Ngăn ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thề dẫn đến xung đột (đình công, bãi công…). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước. /.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!