Chúng ta thường cho rằng quá trình xã hội hóa là quá trình trong đó các cá nhân tham gia học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm để đáp ứng những điều kiện của xã hội. Đó chính là quá trình tương tác giữa cá nhân với nhau và với xã hội. Cùng tìm hiểu Vị thế xã hội là gì? qua bài viết này để hiểu được các cá nhân cần trải qua vị trí, vai trò như thế nào mới thể hiện được mình và được xã hội công nhận.
Contents
Thế nào là vị thế xã hội?
Trước khi tìm hiểu khái niệm Vị thế xã hội là gì? chúng ta cần tìm hiểu khái niệm vị trí xã hội. Có thể hiểu đơn giản vị trí xã hội là sự định vị của một cá nhân trong một đơn vị, tổ chức nào đó.
Ví dụ như trong tổ chức A bạn là giám đốc hay là nhân viên. Khái niệm vị trí xã hội cũng chỉ mang nghĩa tương đối.
Còn vị thế xã hội có nghĩa là địa vị xã hội. Khi đó cá nhân sẽ có những trách nhiệm và quyền lợi gắn kèm. Mỗi người sinh ra sẽ có những ví trí xã hội khác nhau nên sẽ có những vị thế khác nhau. Nếu vị trí xã hội thay đổi điều đó sẽ khiến vị thế thay đổi.
Phân biệt các loại vị thế xã hội
Có thể phân chia thành các loại vị thế xã hội như sau:
– Thứ nhất là vị thế gán, ví dụ như vị thế người phụ nữ, người đàn ông trong nhà;
– Thứ hai là vị thế đạt, ví dụ như từ một học sinh học kém trở thành thủ khoa đầu vào của một trường đại học;
– Thứ ba là vị thế vừa gán cho vừa đạt được, ví dụ như vị thế của một bậc thầy giáo sư;
– Thứ tư là vị thế trọng điểm- thứ yếu.
Đặc điểm của vị thế xã hội như thế nào?
Địa vị xã hội không bao giờ đứng độc lập mà luôn nằm trong mối quan hệ với các địa vị khác trong xã hội. Khi đó vị thế xã hội sẽ thể hiện được đúng ý nghĩa vốn có của mình. Ví dụ như người phụ nữ được gọi là mẹ khi mang thai đứa con của mình.
Mỗi vị thế xã hội đều có những quyền lợi và nghĩa vụ gắn kèm nếu cá nhân nắm giữ vị thế xã hội. Đồng thời vị thế xã hội sẽ thể hiện sự phân cấp, phân chia quyền điều hành so với vị thế xã hội khác.
Ví dụ một ông chủ của một công ty có những quyền lợi là quyền điều hành cao hơn so với nhân viên. Khi đó ông chủ cũng phải có nhiều trọng trách hơn, phải thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn.
Vị thế xã hội được kết nối thông qua việc tương tác giữa con người trong xã hội. Ví dụ bạn giữ vị thế là con gái trong quan hệ với mẹ nhưng lại là chị trong sự kết nối với em trai hay bạn là bạn trong mối quan hệ với bạn bè.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội là gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội phải kể đến như:
– Thứ nhất, nguồn gốc xã hội hay dòng dõi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên vị thế con người bao gồm nhiều yếu tố như: nguồn gốc giai tầng xã hội, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc…
– Thứ hai là sự giàu có hay của cải, thu nhập. Sự giàu có thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau cũng tham gia vào việc cấu thành nên vị thế xã hội của một cá nhân.
– Thứ ba là nghề nghiệp. Những nghề nghiệp khác nhau có ý nghĩa khác nhau trong việc cấu thành nên vị thế của cá nhân. Tuy nhiên tác động của nghề nghiệp đến vị thế sẽ thay đổi theo thời gian, tuỳ theo ý nghĩa, lợi ích của nghề nghiệp mang lại.
– Thứ tư, về trình độ học vấn. Ai có trình độ học vấn càng cao thì vị thế xã hội của người đó càng cao. Nhiều lúc, nơi được đào tạo cũng tham gia vào việc cấu thành vị thế của cá nhân.
– Tiếp theo là những đặc điểm về sinh lý, giới tính: cũng là những nhân tố quan trọng đóng góp vào việc xác định vị thế của cá nhân. Các đặc điểm cụ thể như:
+ Giới tính. Trong xã hội truyền thống, các quốc gia Hồi giáo, thậm chí ở một số xã hội hiện đại, nam giới vẫn thường được xem trọng, đề cao hơn nữ giới.
+ Lứa tuổi: Ví dụ người già thường có vị thế cao hơn và thường được kính trọng hơn so với những người ít tuổi.
+ Thể chất: Những người có thể chất khoẻ mạnh và cơ thể xinh đẹp, hài hoà thường dễ chiếm được vị thế quan trọng trong xã hội hơn.
Bên cạnh đó còn có một số các yếu tố ảnh hưởng tới vị thế xã hội khác như: trí thông minh, sự táo bạo, gan dạ, ý chí dám mạo hiểm, dám nghĩ, dám làm, khả năng tế nhị trong giao tiếp, ý chí biết kiềm chế những thoả mãn nhất thời, địa vị người bạn đời….cũng góp phần tạo nên vị thế của một cá nhân.
Những yếu tố cấu thành vị thế nói trên không đứng riêng lẻ, tách bạch với nhau mà được phối hợp, sắp xếp theo những cách khác nhau. Tuỳ theo từng người, từng thời gian, hoàn cảnh, điều kiện, từng quốc gia mà sự ảnh hưởng đến vị thế của các yếu tố trên sẽ khác nhau.
Nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã giải đáp chi tiết về Vị thế xã hội là gì? và cách phân loại vị thế để quý độc giả hiểu được đầy đủ hơn.