Khi các bạn tìm hiểu về địa lý, điều đầu tiên bạn cần biết trước là kinh độ, vĩ độ, kinh tuyến, vĩ tuyến, … Vậy kinh tuyến, vĩ tuyến là gì? Bài viết dưới đây Studytienganh sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về kinh tuyến vĩ tuyến.
1. Kinh tuyến vĩ tuyến là gì?
Dưới đây là lý thuyết giải thích kinh tuyến, vĩ tuyến là gì:
1.1 Kinh tuyến là gì?
Kinh tuyến là một nửa đường tròn được chia trên bề mặt Trái Đất. Đường kinh tuyến này nối liền Địa cực, chỉ hướng Bắc – Nam và cắt thẳng với đường xích đạo. Đường kinh tuyến có độ dài từ hướng Bắc xuống Nam khoảng 20.000 km.
Đường kinh tuyến này được quan sát tại đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn với kinh tuyến 0 độ. Kinh tuyến 0 độ còn được gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ chia Trái Đất ra hai bán cầu là bán cầu đông và bán cầu Tây.
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến bao gồm những kinh tuyến nào?
Có rất nhiều kinh tuyến khác nhau bao gồm:
-
– Kinh tuyến từ bao gồm các đường kinh tuyến nối liền các cực từ.
-
– Kinh tuyến địa lý là những đường kinh tuyến nối liền từ các Địa cực.
-
– Kinh tuyến họa đồ là những đường kinh tuyến được vẽ trên bản đồ với tỷ lệ chính xác.
1.2 Vĩ tuyến là gì?
Tưởng tượng vĩ tuyến là một vòng tròn nối các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng trong này có hướng từ Đông sang Tây. Đường Vĩ tuyến này được xác định bằng các kinh độ. Một vĩ tuyến sẽ luôn luôn vuông góc với các đường kinh tuyến ngay tại điểm giữa của chúng. Càng gần cực Trái Đất thì các đường vĩ tuyến có đường kính càng nhỏ.
Đường vĩ tuyến là gì? Vĩ tuyến gồm những vĩ tuyến nào?
Trái Đất có 5 vĩ tuyến, trong đó có 4 vĩ tuyến được xác định dựa trên các mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Vĩ Tuyến còn lại sẽ là xích đạo chia giữa hai cực của Trái Đất. Cụ thể:
-
Vĩ tuyến Bắc Cực (vòng Bắc Cực): 66° 33′ 38″ vĩ bắc
-
Đường Hạ chí tuyến: 23° 26′ 22″ vĩ bắc
-
Đường xích đạo: 0° vĩ bắc
-
Đường Đông chí tuyến: 23° 26′ 22″ vĩ nam
-
Đường vĩ tuyến Nam Cực (Vòng Nam Cực): 66° 33′ 38″ vĩ nam
Hai đường Hạ chí tuyến và đường Đông chí tuyến là các ranh giới chia phía Bắc và phía Nam của mỗi vùng trên Trái Đất. Tại hai đường vĩ tuyến này sẽ nhìn thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu ít nhất tại một thời điểm trong năm.
Vòng Cực Bắc và vòng Cực Nam sẽ là ranh giới của hai vùng cực Trái Đất. Tại hai đường này sẽ được nhìn thấy Mặt Trời ít nhất là 1 ngày hè trong năm.
2. Vĩ tuyến bắc nằm ở đâu?
Các ví tuyến Bắc Bán cầu bao gồm 2 vĩ tuyến:
-
Vĩ tuyến Bắc Cực (vòng Bắc Cực): 66° 33′ 38″ vĩ bắc
-
Đường Hạ chí tuyến: 23° 26′ 22″ vĩ bắc
Đường Hạ chí tuyến là đường chí tuyến cắt ranh giới của phía Bắc ra làm hai và có khí hậu thời tiết khác nhau. Đường vĩ tuyến này nằm giữa vòng Bắc Cực và đường Xích Đạo. Các chuyến bay tại Bắc bán cầu giữa các đường có cùng Vĩ độ sẽ di chuyển trên đường ngắn nhất giống như một con đường cong lệch về phía Bắc của Trái Đất.
3. Vĩ tuyến nam nằm ở đâu?
Các đường Vĩ tuyến Nam bao gồm 2 vĩ tuyến:
-
Đường Đông chí tuyến: 23° 26′ 22″ vĩ nam
-
Đường vĩ tuyến Nam Cực (Vòng Nam Cực): 66° 33′ 38″ vĩ nam
Đường Đông chí tuyến sẽ là ranh giới của phía Nam của vùng trên Trái Đất. Đường vĩ tuyến này nằm giữa đường Vòng Nam Cực và đường Xích Đạo.
4. Vĩ tuyến 0 độ được gọi là
Ngoài 4 đường vĩ tuyến trên thì đường vĩ tuyến 0 độ còn được gọi là đường xích đạo. Chiều dài của đường xích đạo dài khoảng 40.075 km. Đường xích đạo là một vĩ độ chính dựa trên mối quan hệ giữa chuyển động quay quanh Trái Đất và mặt phẳng quỹ đạo của nó quay quanh Mặt Trời.
Đường xích đạo có phải là đường vĩ tuyến 0 độ không?
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về kinh tuyến vĩ tuyến mà Studytienganh tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng các bạn có thể phân biệt được kinh tuyến và vĩ tuyến để có thể áp dụng vào việc đọc bản đồ dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi Studytienganh để cập nhật thêm nhiều kiến thức địa lý mới nhất nhé.