Đề bài
Viết bài tập làm văn số 1 lớp 11
Lời giải chi tiết
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm Nghị luận xã hội lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng rõ cái đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái của vấn đề được nêu ra.
Nội dung cần nghị luận thường được cô đúc trong các câu tục ngữ, danh ngôn hoặc một lời nhận xét khái quát nào đó thể hiện những quan niệm, đánh giá…về các vấn đề của xã hội.
2. Lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội
– Về tri thức, tình cảm: Có sự hiểu biết về xã hội, cuộc sống; chủ động, chân thành, trung thực khi thể hiện cách ứng xử, đánh giá của mình trước vấn đề đặt ra.
– Về kĩ năng làm bài: Thành thạo các thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận); biết cách lập luận để bài viết có sức thuyết phục; biết cách bố cục bài nghị luận chặt chẽ, logic.
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1:
Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
a. Mở bài
– Tường thân tương ái là truyền thống của dân tộc.
– Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.
– Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
b. Thân bài
– Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào:
+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật…và từ đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.
+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn.
+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
– Những suy nghĩ của cá nhân về phong trào:
+ Phong trào mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
+ Vai trò tác dụng của phong trào (chia sẻ động viên tinh thần người nghèo, hỗ trợ một phần về vật chất; khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc)
+ Cảm nghĩ và liên hệ với bản thân (xúc động, tự hào trước truyền thống của dân tộc; mong muốn hành động để góp phần nhỏ bé giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn; hoặc nêu những việc đã làm, nếu có).
c. Kết bài
– Khẳng định sự cần thiết của phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
Đề 2
Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người.
a. Mở bài
Nêu vấn đề: Sống giản dị đã được bàn tới từ lâu; lối sống giản dị có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của một con người.
b. Thân bài
– Khái niệm giản dị
– Quan niệm của cá nhân:
+ Giản dị là lối sống không phô trương, phù hợp với điều kiện cá nhân, với hoàn cản xã hội, hoàn cảnh giao tiếp.
+ Sống giản dị không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn.
– Tác dụng của lối sống giản dị: Tiết kiệm sức lực, tiền bạc cho cá nhân xã hội; tránh các tệ nạn xã hội (đua đòi, trộm cắp, tham nhũng…)
– Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hao tổn của cải xã hội, gây ra tệ nạn xã hội…; ngược lại. lối sống keo kiệt, buông xuôi, cẩu thả cũng hạn chế sự phát triển.
– Dẫn chứng về những tấm gương giản dị trong cuộc sống; đặc biệt ca ngợi lối sống giản dị của Bác Hồ “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà”
Trích dẫn câu nói của Puskin: “Cái vĩ đại nằm trong sự giản dị”.
– Rút ra bài học cho bản thân: Là học sinh cần tập lối sống giản dị; bản thân đã sống giản dị chưa? Điều đó được thẻ hiện như thế nào?…
c. Kết bài
– Khẳng định tác dụng của lối sống giản dị.
Đề 3
Anh (chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá?
a. Mở bài
– Những năm gần đây, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do sự tàn phá của con người
– Thực trạng đó khiến những người công dân có trách nhiệm phải lưu tâm.
b. Thân bài
– Rừng là một hệ sinh thái, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật từ hàng chục, hàng trăm năm.
– Vai trò, tầm quan trọng của rừng.
– Thực trạng rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, hậu quả và nguyên nhân.
– Suy nghĩ của bản thân:
+ Bài học sâu sắc về mối quan hệ “cộng sinh” giữa con người và rừng; giữa rừng với tương lai của nhân loại.
+ Tiếc nuối và đau xót khi nhìn rừng bị tàn phá và hậu quả của nó.
+ Trách nhiệm của con người, của bản thân đối với việc trồng và bảo vệ rừng.
c. Kết luận
– Khẳng định vai trò của rừng đối với sự sống.
– Nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi người đối với công tác trồng và bảo vệ rừng.
Đề 4
Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn?
a. Mở bài
Con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên trong đó có nước sạch.
b. Thân bài
– Nước sạch là nguồn nước có thể dùng cho sinh hoạt của con người, không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc: Nước giếng, nước mưa…
– Vai trò của nước sạch đối với đời sống:
+ Là thành phần chủ yếu của cơ thể con người và các loài sinh vật.
+ Là yếu tố không thể thiếu cho sinh hoạt hàng ngày, cho sản xuất của con người.
– Thực trạng nguồn nước sạch bị ô nhiễm, ngày càng vơi cạn:
+ Do chất thải công nhiệp, chất thải sinh hoạt, môi trường bị mất cân bằng sinh thái, …
+ Sông hồ bị ô nhiễm nặng, hạn hán tăng và kéo dài, …
– Hậu quả nghiêm trọng của việc nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn.
+ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: Suy nhược do thiếu nước,
+ ảnh hưởng đến sản xuất: Hạn hán mất mùa, thiếu nước tưới…
– Giải pháp:
+ Trước mắt: Tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường,…
+ Lâu dài: Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, trồng rừng, giữ nguồn nước, …
c. Kết bài
– Cạn nguồn nước sạch sẽ là thảm hoạ của cuộc sống.
– Trách nhiệm của mỗi người đối với việc tiết kiệm nước sạch và bảo vệ môi trường
Loigiaihay.com