(Last Updated On: 16/08/2022)
Môn võ taekwondo có hai trường phái được phân tách rõ ràng và có các cấp bậc đai khá giống nhau. Tất cả các võ sinh cần học tập, rèn luyện nghiêm túc để đến kịp thời gian thi đấu tranh đai. Cấp đai càng lớn thì thời gian tập luyện càng lâu và mức độ khó càng cao. Các đai trong taekwondo là gì? Vậy võ Taekwondo đai nào cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu với Nam Việt Sport ngay sau đây nhé.
1. Hệ thống các thứ bậc, đai trong phái ITF
Trường phái Taekwondo ITF sẽ có 18 cấp độ tăng dần, được gọi là 18 cấp độ lên đẳng. Khi mới bắt đầu, mỗi học viên sẽ được phân cấp độ 10, sau khi luyện tập, đến 3 hoặc 6 tháng sau có thể chuyển lên cấp độ. Tuy nhiên, cho đến khi võ sinh có đai đen, thì bạn sẽ phải mất khoảng 2 năm mới thi đỗ để được thăng đẳng một lần.
Môn phái ITF Taekwondo được quy định 5 cấp (gup) và 5 cấp đai (dan) với các màu từ trắng, vàng, xanh, đỏ và cao nhất là đai đen. Khi tân môn sinh bắt đầu luyện cấp, sẽ bắt đầu từ cấp 10, tức là đai trắng và tăng dần cấp độ theo số cấp lên đến cấp 1 (đai đỏ). Cấp độ dan tăng dần lên tối đa là 9 dan (ITF) với Kukkiwon sẽ lên đến 10 dan.
Thông thường, cửu đẳng cùng với mười đẳng sẽ là cấp bậc cao thủ của môn phái, những võ sư bình thường sẽ không thể đạt được. Hệ thống Kukkiwon sẽ không cho phép các môn sinh dưới 15 tuổi đạt đẳng cấp.
Thay vào đó, các học viên sẽ kiếm được poom hoặc danh hiệu “võ sinh đai đen ít tuổi.” Một môn sinh chưa đến tuổi trưởng thành có thể đạt 4 poom và tất cả các poom này sẽ trở thành đẳng cấp khi học sinh đạt đến giới hạn độ tuổi và vượt qua kỳ thi ở cấp độ tiếp theo.
>> Cùng xem mẫu trụ nhảy cao có bán tại Nam Việt Sport
2. Hệ thống những thứ bậc, đai có trong phái WTF
Phái WTF gồm các cấp đai là: Đai trắng (cấp 8), Đai vàng (cấp 7), Đai xanh (từ cấp 6 – 5), Đai nâu (từ cấp 4 – 3), Đai đỏ (từ cấp 2 – 1) và Đai đen (nếu môn sinh vẫn chưa đủ 18 tuổi mà đạt đai đen thì sẽ được cho đeo đai đỏ đen, môn sinh này chỉ được đeo đai đen cho đến khi đủ 18 tuổi).
Hệ phái Taekwondo WTF sẽ có 9 trình độ (gup) tương ứng với 8 cấp và đai đeo sẽ có 7 màu đai (dan). Tân võ sinh vào trường luyện sẽ bắt đầu từ cấp 8 (đai trắng) rồi sẽ được nâng dần trình độ theo thứ tự xuống cấp 1 (đai đỏ).
3. Những nội dung, bài thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
3.1. Cấp 8 lên 7 và Cấp 7 lên 6
– Căn bản: bài thi 10 đòn đấm trung.
– Quyền: Bài Thái Cực số 1 hoặc số 2 (Taeguek 1 Jang, Taegeuk 2 Jang).
– Tam thế đối luyện: gồm có 3 đòn cơ bản.
3.2. Cấp 6 lên cấp 5
– Căn bản: bài thi 10 đòn đấm trung cùng với 4 đòn đá: Tương ứng là đá ngang (Yeop chagi), đá trước (Ap chagi) và đá vòng cầu (Dollyo chagi).
– Quyền: Bài thi là bài quyền Thái Cực số 3: Taeguek Sam-Jang.
– Nhất thế đối luyện: gồm có 4 đòn cơ bản.
3.2. Cấp 5 đến cấp 2
– Căn bản: bài thi 10 đòn đấm trung cùng với 4 đòn đá: Tương ứng đá trước (Ap chagi), đá vòng cầu (Dollyo chagi) và đá ngang (Yeop chagi). Thêm vào đó là bài thi đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
– Quyền: Taeguek Sa-Jang, Taegeuk Yuk-Jang, Taegeuk Oh-Jang và Taeguek Chil-Jang.
– Nhất thế đối luyện: gồm có 4 đòn chủ yếu.
– Song đấu: Hình thức là đấu tính điểm và các võ sinh đồng cấp sẽ đấu với nhau.
3.4. Nội dung thi của đai đỏ cấp 1 tăng cấp lên Nhất Đẳng Huyền Đai
– Điều kiện dự thi: Thí sinh tham gia có đai đỏ cấp 1 trong ít nhất 6 tháng.
– Mỗi năm thường sẽ tổ chức 2 đợt thi lên cấp.
– Căn bản: bài thi 10 đòn đấm trung cùng với 4 đòn đá (như trên).
– Quyền: Bài thi 1 là Thái Cực số 8 (Taeguek Pak-Jang). Bài thi 2 sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên trong bài từ Thái cực 1 cho đến Thái cực 7.
– Bài thi Nhất thế đối luyện gồm có 5 đòn: Theo kỹ thuật được quy định bởi HLV trưởng của Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam. Đòn đánh 1 là đòn đánh tay, đòn 2 là đòn đá chân, đòn phối hợp 3 là phối hợp cả chân và tay, đòn đánh 4 sẽ là đòn bay, đòn đánh 5 là đòn đánh sáng tạo (tổng hợp).
– Song đấu tự do: Hình thức thi đấu được tính điểm 2 trận của các thí sinh đồng cấp.
– Bài thi thể lực: Võ sinh dưới 16 tuổi thực hiện 30 lần chống đẩy, học sinh từ 16 tuổi trở lên thực hiện 60 lần chống đẩy..
– Bài thi công phá: Đối với nam võ sinh sẽ dùng sức mép ngoài của bàn tay để chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Còn đối với nữ võ sinh hay những võ sinh dưới 16 tuổi sẽ không thực hiện bài thi công phá này.
4. Kỳ thi thăng Đẳng (Dan)
4.1. Sơ cấp Huyền đai ( từ cấp 1 Dan đến 3 Dan)
– Điều kiện dự thi: Thí sinh tham gia phải có cấp Đẳng hiện tại với 1 thời gian bằng với cấp Đẳng hiện tại (tính bằng năm).
– Kỳ thi được tổ chức mỗi năm 2 lần.
– Quyền: Bài thi 1 là Koryo Poomsae đối với 1 Dan và Keumgang Poomsae đối với 2 Dan. Còn với bài thi 2 thì ban tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên 1 trong 8 bài thi.
– Tư thế chiến đấu độc đáo, bao gồm 5 bước di chuyển có thể lựa chọn, gồm đòn tay, đòn chân, đòn tay và chân phối hợp, đòn bay và đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
– Song đấu tự do: Hình thức thi đấu sẽ được tính điểm 2 trận của hai thí sinh đồng cấp đấu với nhau.
– Thể lực: Hình thức và nội dung thi tương tự thi 1 Dan.
– Công phá: Dùng mép ngoài của bàn tay, tập trung lực và chặt vỡ miếng gạch thẻ. Đối với phần thi của nam môn sinh thì phải chặt vỡ từ 2 – 3 viên, còn đối với nữ môn sinh thì yêu cầu phải chặt vỡ 1 – 2 viên gạch thẻ.
4.2. Trung cấp Huyền đai (từ cấp 4 Dan đến 5 Dan)
– Những võ sinh có cấp đai từ 1 Dan đến 3 Dan thì phải đeo bảng tên nền đen với chữ đỏ.
– Kỳ thì sẽ được tổ chức mỗi năm một lần.
– Quyền: Hình thức và nội dung tương tự như kỳ thi trước.
– Nhất thế đấu luyện sẽ bao gồm 5 đòn khác nhau tương ứng với các tư thế đối luyện đứng và đối luyện ngồi.
– Song đấu tự do: Hình thức thi đấu sẽ được tính điểm 2 trận thi đấu của hai thí sinh có cùng cấp đai.
– Thể lực: Hình thức và nội dung như bài thi lên 1 Dan.
– Công phá: Yêu cầu đặt ra: đối với thí sinh nam phải dùng mép ngoài bàn tay chặt vỡ 4 viên gạch, còn đối với thí sinh nữ là 3 viên gạch thẻ.
Taekwondo là môn võ độc đáo, rất tốt cho việc rèn luyện sức khỏe và rèn luyện sự dẻo dai cũng như khả năng tự vệ trong những tình huống nguy cấp, bất ngờ xảy ra. Nam Việt Sport hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Taekwondo, các cấp bậc cũng như các kỳ thi liên quan đến bộ môn võ thuật này.