Contents
- 1 Thế nào là Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ
- 2 Chủ ngữ là gì?
- 3 Vị ngữ là gì
- 4 Trạng ngữ là gì
- 5 Bổ ngữ là gì?
- 6 Định ngữ là gì?
- 7 Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
- 8 Bài tập xác định Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ
- 9 Bài tập xác định Định ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ
- 10 Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu có đáp án
- 11 Thế nào là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
- 12 Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
Thế nào là Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ
Thế nào là Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ? bao gồm đầy đủ khái niệm, ví dụ và các bài tập tự luyệncho các em học sinh tham khảo nắm được định nghĩa xác định các bộ phận trong câu, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4, 5.
Chủ ngữ là gì?
– Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc.
– Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.
– Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..
Ví dụ:
- Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).
- Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)
- Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).
- Quyển sách bạn tặng tôi rất hay (Quyển sách bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ – vị đóng vai trò làm chủ ngữ, quyển sách bạn: chủ ngữ/ tặng tôi: vị ngữ, quyển sách bạn tặng đóng vai trò là chủ ngữ trong câu “Quyển sách bạn/ tặng tôi rất hay”).
Vị ngữ là gì
– Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm,… của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.
– Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ – vị.
– Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?, v.v..
Ví dụ:
- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).
- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)
- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ – vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ – vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu “Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm”).
Trạng ngữ là gì
– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
– Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện…
– Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Ví dụ:
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. “Tôi – lại về thăm Ngoại” là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).
- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).
- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).
- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).
Bổ ngữ là gì?
– Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
Ví dụ:
- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).
- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).
Định ngữ là gì?
– Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ).
– Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ – Vị.
Ví dụ:
- Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”).
- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”).
- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ – tặng là cụm Chủ ngữ – Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”).
Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
Bài tập về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ không quá khó khăn nếu chúng ta đã hiểu đúng về khái niệm. Dưới đây là một số cách giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng hoàn thành tốt bài thi phần luyện tập từ & câu này.
– Cách nhận biết chủ ngữ:
- Thành phần này sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Sự vật gì? Hiện tượng gì?
- Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Linh (chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi.
– Cách nhận biết vị ngữ:
- Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.
- Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi (Vị ngữ) trả lời cho câu hỏi Linh là ai.
– Cách nhận biết trạng ngữ:
- Để xác định đúng trạng ngữ chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Bằng cái gì? Để làm gì?. Đồng thời trạng ngữ thường đứng ở vị trí đầu câu sẽ được ngăn cách qua dấu phẩy, và có thêm từ nối nếu ở giữa câu.
- Ví dụ: Ngày mai, lớp tôi đi du lịch. Ngày mai (trạng ngữ) trả lời cho câu hỏi khi nào?
Bài tập xác định Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ
1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.
3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.
5. Đảo xa tím pha hồng.
6. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.
8. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.
9. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.
10. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống.
11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
12. Tiếng cười nói ồn ã.
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.
14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
15. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.
16. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
17. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
18. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
19. Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu.
21. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá giữ tợn bám đầy các cành cây.
22. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
26. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
27. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
32. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.
Trả lời:
1. Qua khe dậu (TN),// ló ra (VN) //mấy quả đỏ chói (CN)
2. Những tàu lá chuối (CN)// vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo (VN)
3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông (TN)//, những chùm hoA (CN)// khép miệng bắt đầu kết trái (VN)
4. Sự sống (CN)// cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ (VN)
5. Đảo xa (CN)// tím pha hồng (VN)
6. Rồi thì (TN)// cả một bãi vông (CN)// lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư (VN)
7. Dưới bóng tre của ngàn xưa (TN)//, thấp thoáng một mái chùa (CN)// cổ kính (VN)
8. Hoa móng rồng (CN)// bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên (VN)
9. Sông (CN1)// có thể cạn (VN1)//, núi (CN2)// có thể mòn (VN2), song chân lí đó (CN3)// không bao giờ thay đổi (VN3)
10. Tôi (CN)// rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống (VN)
11. Chiều chiều, trên triền đê (TN)// đám trẻ mục đồng chúng tôi (CN)// thả diều (VN)
12. Tiếng cười nói (CN)// ồn ã (VN)
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân (CN)// đua nhau toả mùi thơm (VN)
14. Sau tiếng chuông chùa (TN)// mặt trăng (CN)// đã nhỏ lại, sáng vằng vặc (VN)
15. Dưới ánh trăng (TN)// dòng sông (CN1)// sáng rực lên (VN1)// những con sóng nhỏ (CN2)// vỗ nhẹ vào hai bờ cát (VN2)
16. Ánh trăng trong (CN)// chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá (VN)
17. Cái hình ảnh trong tôi về cô (CN)// đến bây giờ, vẫn còn rõ nét (VN)
18. Ngày tháng (CN)// đi thật chậm mà cũng thật nhanh (VN)
19. Đứng bên đó (TN)//, Bé (CN)// trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc (VN)
20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích (CN)// cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu (VN)
21. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá giữ tợn (CN)// bám đầy các cành cây (VN)
22. Trưa (TN)// nước biển (CN1)// xanh lơ (VN2)// và khi chiều tà (TN)// biển (CN2)// đổi sang màu xanh lục (VN2)
23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc (TN)// mọc lên (VN)// những bông hoa tím (CN)
24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù (TN) mặt trời buổi sớm (CN)// đang từ từ mọc lên (VN)
25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân (TN)// con sông Nậm Rốm (CN) trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài (VN)
26. Rải rác khắp thung lũng (TN)// tiếng gà gáy (CN)// râm ran (VN)
27. Ngoài đường (TN)// tiếng mưa rơi (CN1)// lộp độp (VN1)// tiếng chân người chạy (CN2)// lép nhép (VN2)
28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông (TN) chiếc xuồng của má Bảy (CN)// chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng (VN)
29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này (TN)// con người (CN)// phải thông minh và giàu nghị lực (VN)
30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ (TN)// con thuyền (CN)// sẽ tới được bờ (VN)
31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội (TN)// lòng tôi (CN)// thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân (VN)
32. Hồi còn đi học (TN) Hải (CN) rất say mê âm nhạC (VN)
Bài tập xác định Định ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ
Câu 1. Em hãy bổ sung thêm trạng ngữ phù hợp cho các câu sau, gạch chân dưới trạng ngữ đó và cho biết đó là loại trạng ngữ gì.
– Em đi học vẽ.
– Bông hoa nở rực rỡ.
– Vườn rau tươi tốt, xanh rờn.
– Thầy giáo chấm bài thi của cả lớp.
Trả lời:
Học sinh tham khảo các câu sau:
– Em đi học vẽ.
Câu 2. Em hãy gạch chân dưới các trạng ngữ có trong các câu sau, và cho biết đó là loại trạng ngữ gì?
a) Vào ngày Tết, người ta thường bày bánh kẹo, hạt mứt để mời những người khách quý đến chơi nhà.
b) Những đứa trẻ đang vui vẻ nhảy nhót trên bãi cỏ phía sau trường.
c) Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Hùng đã trở thành bạn học sinh có điểm số môn Toán cao nhất lớp.
d) Vì còn sớm, nên cái Hà đã tranh thủ ngủ thêm một giấc trước khi chuẩn bị đến trường.
e) Đã 6 giờ, mà trời vẫn còn tối lắm.
f) Tại căn phòng này, thầy Tiến đã dạy chúng em tiết học đầu tiên.
Trả lời:
Câu 3. Em hãy bổ sung thêm thành phần bổ ngữ cho các câu sau để làm rõ nội dung câu:
a) Mùa hè, trời nóng.
b) Cu Tí chạy bộ.
c) Dòng sông chảy.
d) Không khí yên ắng.
e) Đèn đường chiếu sáng.
Trả lời:
a) Mùa hè, trời nóng. → Gợi ý: Mùa hè, trời nóng bức đến khó chịu.
b) Cu Tí chạy bộ. → Gợi ý: Cu Tí chăm chỉ chạy bộ.
c) Dòng sông chảy. → Gợi ý: Dòng sông chảy xiết lắm.
d) Không khí yên ắng. → Gợi ý: Không khí yên ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng thở của mình.
e) Đèn đường chiếu sáng. → Gợi ý: Đèn đường chiếu sáng rực rỡ cả không gian.
Câu 4. Xác định định ngữ trong những câu sau:
a. Bà tôi có mái tóc bạc trắng
b. Chị Hai có dáng người cao thon thả
c. Quyển sách anh Năm tặng rất hay.
Trả lời:
a. Bà tôi có mái tóc bạc trắng
→ Định ngữ: bạc trắng
b. Chị Hai có dáng người cao thon thả
→ Định ngữ: cao thon thả
c. Quyển sách anh Năm tặng rất hay.
→ Định ngữ: anh Năm tặng
Câu 5. Xác định bổ ngữ trong những câu sau:
a. Mai rất hòa đồng với các bạn trong lớp.
b. Cơn bão số 7 thổi mạnh làm quật ngã hết cây.
Gợi ý:
a. Mai rất hòa đồng với các bạn trong lớp.
→ Bổ ngữ: rất
b. Cơn bão số 7 thổi mạnh làm quật ngã hết cây.
→ Bổ ngữ: thổi mạnh
Câu 6. Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:
1. ……………., ve kêu ra rả
2. ……………, nước sông đục ngầu
3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng
Trả lời:
Ta thêm như sau
1. Mùa hè, ve kêu ra rả
(hoặc Trong các vòm cây xanh, ve kêu ra rả)
2. Vì ô nhiễm môi trường, nước sông đục ngầu
3. Trong các vườn hoa, ong bướm bay lượn rộn ràng
(hoặc Buổi sáng, ong bướm bay lượn rộn ràng)
Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu có đáp án
Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu bao gồmcác dạng bài tập xác định cấu tạo câu có kèm theo lời giải giúp các em học sinh nắm vững cách xác định các thành phần của câu, cấu tạo câu.Đồng thời các bài tập Tiếng Việt 5 này cũng là tài liệu chuẩn bị ôn thi học kì, ôn thi học sinh giỏi hiệu quả đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo tải về chi tiết.
✅ GIA SƯ VĂN ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Thế nào là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
Chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?
Vị ngữ là gì?
Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?
Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau
1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.
3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.
5. Đảo xa tím pha hồng.
6. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.
8. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.
9. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.
10. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống.
11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
12. Tiếng cười nói ồn ã.
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.
14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
15. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.
16. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
17. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
18. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
19. Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu.
21. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá giữ tợn bám đầy các cành cây.
22. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
26. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
27. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
32. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.
33. Học quả là khó khăn vất vả.
34. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
35. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
36. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
37. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía Cù Lao.
38. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.
39. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
40. Đột ngột và mau lẹ, bọ vẹ ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.
41. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.
42. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
43. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
44. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
45. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
46. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
47. Về mùa xuân, khi mưa phùn và sướng sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.
48. Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa – chợt sau lưng có tiếng ho, Nhĩ quay lại.
Hướng dẫn trả lời:
Bài 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu dưới đây và cho biết, các câu đó thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp.
1. Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
2. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
3. Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.
4. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
5. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.
6. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
7. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
8. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.
9. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.
10. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.
11. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng.
12. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.
12. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.
14. Chúng tôi đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.
15. Mặt trời sáng rực chiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa.
16. Mặt trời chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh như những hạt kim cương rải rác trên mặt biển.
17. Mặt trời đỏ ối đã xuống thấp dần, cái đĩa cháy rực của nó đã chạm tới viền đám mây xam xám phía đằng tây.
18. Trên nền cát, nơi cô tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím biếc.
19. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
20. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thảm cỏ, đàn bò thi nhau gặm cỏ.
21. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một tiếng dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, tụt nhanh xuống hố sâu
22. Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
23. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
24. Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không ngớt.
25. Khu vườn mùa xuân trong kí ức thơ dại của tôi là một bức tranh rực rỡ với những bông cúc vàng tươi, bông hồng nhung đỏ thắm duyên dáng và bông hoa móng tay hồng tươi như thoa phấn.
26. Mưa sầm sập đổ xuống, bụi nước toả trắng ngần.
28. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
29. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.
30. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường dài và hẹp.
31. Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
32. Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, từng chú chim hải âu chao lượn với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời.
33. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao mạn thuyền
34. Người ta nói Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng quả là không sai.
35. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
36. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da thịt chị.
37. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫm trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
38. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.
39. Màn sương trắng buông nhẹ trên mặt sông như che chở cho giấc ngủ yên lành.
40. Tiếng Mây gọi lọt thỏm xuống dòng sông nghe xa vời như tiếng gọi từ đâu đó vọng lại.
41. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rói như khuôn mặt em bé vừa ra khỏi chiếc nôi ấm.
42. Những giọt nước lọt qua kẽ tay em rơi lách tách xuống mặt sông tạo thành âm thanh trong trẻo như ai đó dang dạo khúc nhạc trên phím đàn tơ – rưng.
43. Dòng sông lúc này khoác chiếc áo của những nàng công chúa trong thần thoại.
44. Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng.
45. Hòn núi từ màu xám xịt đổi sang màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng rồi từ màu hồng dần dần đỏi sang màu vàng nhạt.
46.Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt.
47. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lửng lơ trong gió.
48. Và dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư, trầm mặc như một cụ già mãn chiều đã xế bóng.
49. Những con chim kơ – púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.
50. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ.
51. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất.
52. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
53. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
54. Con cò cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.
55. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
56. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm.
57. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm.
58.Bao trùm lên tất cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
59. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và rèn luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời
60. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước
61. Những rẫy lúa, nương ngô bên những dãy nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối hoặc quây quần quanh những ngọn đồi.
62. Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ thật buồn chán.
63. Vì vương quốc nọ vắng tiếng cười, nó buồn chán kinh khủng.
Hướng dẫn trả lời
Chú ý: