Hiện nay trong tài chính, các nhà đầu tư không còn quá xa lạ với khái niệm đòn bẩy tài chính. Chúng ta có thể thấy đòn bẩy tài chính được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đầu tư đặc biệt là chứng khoán, bất động sản,…. Cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về khái niệm ý nghĩa, tính ứng dụng của thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Khái niệm đòn bẩy tài chính
Định nghĩa:
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage – FL) trong doanh nghiệp thể hiện mức độ mà doanh nghiệp sử dụng khoản vốn vay, nhằm làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Khoản vốn này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty, thuộc nguồn vốn của công ty đó.
Việc tận dụng đòn bẩy ở mức độ cao giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Tuy nhiên điều đó nếu tận dụng quá mức sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chính doanh nghiệp. Tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả thấp thì mức độ đòn bẩy sẽ cao.
Ví dụ:
Cùng xem qua trường hợp A và B cùng mở cửa hàng kinh doanh cà phê, trong đó:
A có 20.000.000 VNĐ và A mua được 20 chiếc điện thoại với giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. A không dùng đến đòn bẩy mà A đang dùng chính nguồn vốn của mình để thực hiện việc kinh doanh.
B đi vay 10.000.000 VNĐ để mua được 10 chiếc điện thoại cùng với mức giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. Chúng ta thấy, B đã sở hữu 10 chiếc điện thoại với giá 10.000.000 VNĐ của mình bằng cách áp dụng việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tính đòn bẩy tài chính bằng cách nào?
>>> Xem thêm: Học cách làm giàu nhờ áp dụng lãi suất kép trong mọi lĩnh vực
Công thức:
Doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể dựa vào công thức sau để tính được:
Ví dụ:
Doanh nghiệp Y đang kinh doanh sản phẩm (sp) ABC với tổng số vốn là 150.000.000 VNĐ, bao gồm 70.000.000 VNĐ đi vay (lãi suất 15%/năm). Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp Y có khả năng tiêu thụ được 10.000 sp, giá mỗi sp là 25.000 VNĐ. Mỗi sp có chi phí biến đổi là 16.000 VNĐ, tổng chi phí kinh doanh cố định là 50.000.000 VNĐ. Hãy xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp Y nói trên.
Ta có:
I = 70.000.000 X 15% = 10.500.000 VNĐ
F = 50.000.000 VNĐ
v = 16.000 VNĐ
p = 25.000 VNĐ
Q = 10.000 sản phẩm
Ta tính được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp Y:
EBIT = 10.000 x (25.000 – 16.000) – 50.000.000 = 40.000.000 VNĐ
=> DFL tính ra được ~ 1.36
Vậy: Với mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = 40.000.000 VNĐ , khi doanh nghiệp Y tăng hoặc giảm 1% số lợi nhuận này, thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm 1,36%.
Ý nghĩa:
>>> Xem thêm: Phương pháp đầu tư Warren buffett – Giúp bạn làm chủ sàn chứng khoán
Trong doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là công cụ giúp doanh nghiệp trong việc thúc đẩy lợi nhuận thu được sau thuế từ vốn của chủ sở hữu. Cũng chính đòn bẩy là công cụ kìm hãm được sự gia tăng lợi nhuận một cách đột biến.
Nhà đầu tư thông thái sẽ biết cách áp dụng công cụ đòn bẩy trong việc phân tích, đánh giá đầu tư để đạt được lợi nhuận mà họ mong muốn có được.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào đòn bẩy để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn khi đang hoạt động, áp dụng đòn bẩy để có khả năng gia tăng tỷ suất lợi nhuận.
Những ưu điểm và nhược điểm của đòn bẩy tài chính:
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của đòn bẩy tài chính mang lại cho doanh nghiệp, chúng ta có thể dựa vào ưu điểm và nhược điểm của nó.
Ưu điểm:
Hiện nay, đòn bẩy tài chính mang tính ứng dụng rất cao vì hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều biết được những lợi ích mà đòn bẩy mang lại như:
- Đòn bẩy là một công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp có thể tăng vốn khả dụng để giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau.
- Đòn bẩy tài chính có thể được xem là khoản vay không tính lãi, nó được cấp bởi nhà môi giới để đổi lấy một khoản ký quỹ giúp cho doanh nghiệp có được vị thế tốt hơn trên thị trường.
- Sử dụng đòn bẩy tài chính chính là giải pháp cho độ biến động thấp. Khi thị trường có ít biến động sẽ làm cho các nhà giao dịch cảm thấy khó khăn hơn. Nhưng nếu như áp dụng tốt các giao dịch đòn bẩy, nhà giao dịch có thể tạo ra được lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian nặng nề này.
Nhược điểm:
- Như chúng ta biết, càng dễ mang lại nhiều lợi nhuận thì tỉ lệ rủi ro, tổn thất càng tăng cao. Nên trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính này, bạn cần dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ hơn để tránh những rủi ro khi sử dụng phương pháp này.
- Và tất nhiên khi bạn gặp phải rủi ro, khoản tiền mà bạn bị lỗ vượt quá số tiền bạn đã ký quỹ thì Margin Call – Lệnh gọi/dừng ký quỹ sẽ xuất hiện. Sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn không có sẵn số tiền mới trong tài khoản, các vị thế sẽ bị đóng băng với mức lỗ mà bạn có.
Giao dịch đòn bẩy trong thị trường chứng khoán:
Hiện nay giao dịch đòn bẩy khá quen thuộc với các nhà môi giới/giao dịch. Tuy nhiên công cụ đòn bẩy này cũng như một con dao hai lưỡi nếu như bạn sử dụng không đúng cách nên khi sử dụng nó, bạn cần tính toán và xem xét thật kỹ lưỡng dựa vào các yếu tố sau:
- Cấp độ kỹ năng của bạn phải ở mức có kinh nghiệm cứng cáp trong thị trường chứng khoán, vì nếu bạn là người mới bước vào đầu tư chứng khoán, chưa rành về thị trường biến động và nguồn tiền dự phòng không có thì chúng tôi khuyên bạn không nên hoặc chỉ nên sử dụng đòn bẩy x1 để tránh rủi ro cao nhé.
- Bạn là một nhà đầu tư có tính thích mạo hiểm, bạn có thể đặt mức đòn bẩy cao nếu như bạn có khả năng chịu đựng và chấp nhận rủi ro cao, mức tổn thất mang lại. Ngược lại nếu bạn muốn an toàn thì chỉ nên đặt mức đòn bẩy thấp nếu không thích mạo hiểm.
- Nếu vốn đầu tư của bạn hạn chế, thì việc sử dụng đòn bẩy cũng có thể khiến bạn mất tiền nhanh hơn so với các tài khoản lớn vì tài khoản nhỏ sẽ nhanh chóng chạm đến điểm dừng lỗ. Dựa vào đòn bẩy giúp các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận nhanh chóng, nhưng cũng đừng nên quên rằng tổn thất của đòn bẩy mang lại nhé.
Vậy làm cách nào để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng công cụ đòn bẩy này trong thị trường giao dịch chứng khoán?
- Khi bắt đầu giao dịch, bạn có thể chỉnh mức đòn bẩy ở x1. Sau một thời gian, thấy các vụ giao dịch thành công nhiều hơn so với mức lỗ thì bạn có thể chính đòn bẩy lên mức cao hơn để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn.
- Điều chỉnh mức đòn bẩy ở mức hợp lý vừa phải để bạn có thể kiểm soát được mức lỗ trong khả năng cho phép và vừa giúp bạn gia tăng lợi nhuận mà không phải mạo hiểm quá.
- Sử dụng Lệnh điều kiện Trailing Stop để bảo toàn vốn và giảm rủi ro tốt hơn khi bạn giao dịch.
- Để dễ kiểm soát rủi ro hơn, bạn nên đặt giới hạn cắt lỗ luôn luôn từ 1-2% tổng tài khoản cho mỗi lệnh.
Những lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính:
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng tiềm ẩn các rủi ro khôn lường ngoài việc doanh nghiệp thu về lợi nhuận. Nên khi sử dụng công cụ đòn bẩy trong tài chính này, doanh nghiệp hết sức lưu ý và cân nhắc. Cụ thể, để tránh tình trạng trì trệ, ngưng đọng hay tình huống khủng hoảng nguồn vốn thì chủ doanh nghiệp cần phải có một định hướng tốt, tính toán kỹ lưỡng.
Chủ doanh nghiệp cần chọn các đơn vị tài chính đáng tin cậy khi vay vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng có tên tuổi. Vì các đơn vị này luôn có mức lãi suất ổn định, rõ ràng để phòng ngừa tình trạng rủi ro phá sản.
Nói tóm lại, đòn bẩy tài chính có những lợi thế đặc trưng khi doanh nghiệp áp dụng, nhưng bên cạnh đó cũng có những rủi ro khôn lường. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tham khảo và nắm được một số kiến thức về khái niệm cũng như hiểu rõ hơn ý nghĩa của đòn bẩy tài chính. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Công Ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam.
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!