Nghề giáo viên được biết đến chính là nghề giáo dục và đào tạo nên con người. Trước thực trạng xã hội như ngày nay, để xã hội luôn tồn tại, con người tiếp nối phát triển những giá trị tốt đẹp thì cần phải nhờ ở giáo dục, nhờ những người làm nghề giáo viên. Vậy, nghề giáo viên là gì, có ý nghĩa cụ thể ra sao cũng như một người giáo viên cần có những tố chất, năng lực như thế nào thì mới có thể đào tạo ra được những còn ưu tú cho đất nước? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho những câu hỏi này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Nghề giáo viên là gì?
Truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ lâu đời và đây cũng được xem là một truyền thống vô cùng đáng quý của dân tộc ta, từ xưa đến nay truyền thống đó vẫn luôn được các thế hệ gìn giữ và phát huy. Trong giai đoạn ngày nay khi xã hội càng phát triển thì các thế hệ học trò càng cần ghi nhớ công ơn của thầy cô giáo đã giáo dục dạy dõ mình nên người. Nghề giáo viên được coi là một nghề cao quý trong xã hội và vẫn luôn được xã hội đề cao.
Các chủ thể theo nghề giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra. Bên cạnh đó thì giáo viên cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh.
Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo. Còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.
Các chủ thể là những giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà bên cạcnh đó thì giáo viên còn phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, từ đó giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học. Giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như thực hiện vai trò của mình sẽ cần phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học.
Trong giai đoạn như hiện nay, dưới bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh chóng, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển đối với học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm các đối tượng là những người tham gia vào quá trình học tập sẽ có thể làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống của chính bản thân cũng như gia đình, cộng đồng.
Thông qua những giá trị về nhân cách của mình, giáo viên có tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên cũng cần phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, giáo viên cũng chính là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường. Mỗi giáo viên đều cần có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.
Người giáo viên luôn phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Xem thêm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? Ý nghĩa của đánh giá chuẩn nghề nghiệp?
Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. Các chủ thể theo nghề giáo viên cũng cần phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.
Trước sự phát triển của thời đại, ta nhận thấy, xã hội hiện nay đòi hỏi các chủ thể theo nghề giáo viên phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường.
2. Nghề giáo viên trong tiếng Anh là gì?
Nghề giáo viên trong tiếng Anh là: teacher.
3. Ý nghĩa của nghề giáo viên:
Nghề giáo viên là một nghề cao quý:
Từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, ta nhận thấy rằng, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý. Nghề giáo viên sẽ giúp đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.
Những người theo nghề giáo viên luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi:
Nghề giáo viên như chúng ta đã biết được xem là một nghề vinh quang chính bởi vì thế để có thể trở thành một người thầy cô chân chính bạn phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức.
Cùng với đó thì những người thầy cô cũng là người cần có bản lĩnh, tính nhẫn nhịn và không được cho phép mình được bất mãn trước học trò dẫn đến những tổn thương đáng tiếc. Rèn luyện mình làm sao để trở thành một người thầy cô giáo thương yêu học trò, dìu dắt các em đến sự thành công trong học tập.
Những người theo nghề giáo viên sẽ biết cách làm chủ công việc:
Chúng ta thấy rằng, nghề nhà giáo đòi hỏi nhiều về phẩm chất đạo đức, nhân cách và thiên về sự gương mẫu chứ không chỉ là bạn có năng lực.Tuy nghề giáo viên có áp lực nhất định nhưng nghề này cũng rèn luyện cho các chủ thể được sự chủ động trong công việc từ soạn giáo án, giảng bài, kiểm tra, chấm bài…
Để các chủ thể có thể gắn bó được với nghề giáo và trở thành người thầy tốt, các chủ thể đó sẽ cần có định hướng đúng năng lực và nguyện vọng của mình vì sao chọn nghề giáo viên, giải thích được nó thì các chủ thể sẽ sống mãi với nghề này.
Như vậy, nghề giáo viên có những ý nghĩa khá quan trọng. Giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, nghề giáo viên được cả xã hội tôn vinh. Bên ngoài lớp học, giáo viên cũng có thể đi cùng với học sinh trong các chuyến đi thực địa, giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các chức năng của trường, và làm giám sát cho các hoạt động ngoại khóa để nhằm đảm bảo khả năng tư duy và học hỏi của học sinh.
4. Các tiêu chuẩn của nghề giáo viên:
Theo Điều 67 Luật giáo dục 2019 quy định về Tiêu chuẩn của nhà giáo gồm những tiêu chuẩn sau:
Theo như quy định được nêu cụ thể bên trên thì giáo viên cần có những tiêu chuẩn cụ thể. Các tiêu chuẩn này có những ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành nghề này.
Tiêu chuẩn đầu tiên của giáo viên theo quy định của pháp luật đó chính là phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt. Đây được đánh giá là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng của nhiều ngành nghề trong xã hội nói chung và đặc biệt là đối với nghề giáo thì yêu cầu về phẩm chất, tư tưởng, đạo đức lại càng quan trọng hơn. Nghề giáo có vai trò rèn luyện dạy dỗ học trò thành người có những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội. Chính bởi vì thế với mỗi nhà giáo cần có những phẩm chất tư tưởng, đạo đức tốt.
Cùng với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí việc làm là điều quan trọng. Đối với những vị trí việc làm khác nhau thì cũng sẽ đòi hỏi những chuyên môn cũng khác nhau.
Sự phát triển vẫn được đánh giá chính là tất yếu cũng bởi vì thế mà tất cả các giáo viên cần phải cập nhật và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình để nhằm từ đó sẽ có thể thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy.
Cùng với đó là cần bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. Sức khỏe được biết đến là một vấn đề vô cùng quan trọng nên nhằm mục đích để thực hiện được công việc của mình thì giáo viên cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để phục vụ cho công việc của mình.
Tất cả các giáo viên phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nhất định được nêu trên và nếu vi phạm thì sẽ có thể không tiếp tục làm giáo viên nữa. Trong thực tế, ta nhận thấy rằng, đối với một người thiếu tư cách làm thầy giáo thì vẫn có thể là giáo viên nhưng sự tôn trọng của xã hội, của cộng đồng có thể không còn nguyên vẹn.
Xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người đang thể hiện vai trò tuyệt vời trong nghề dạy học nhưng cũng có một số người đơn giản chỉ là làm tròn vai của một giáo viên, thậm chí còn chưa thực hiện đúng và đầy đủ tư cách vốn có. Khi xã hội tôn trọng người thầy, đề cao nghề dạy học thì cũng có nghĩa là trân quý người giáo viên nhân dân với tính chất là thể hiện được tư cách, thái độ cao quý trong công việc dạy học của mình ở khía cạnh xem nghề dạy học là một công việc vì nhân dân, cho nhân dân, mang tính nhân dân. Còn nếu không, khi các chủ thể chỉ đơn giản xem nghề giáo là một công việc kiếm sống thì việc dạy học sẽ trở nên rất nhàm chán và vô vị.