Cứ cách vài năm thì trong lịch sẽ xuất hiện một năm nhuận. Điều này không có gì là lạ, tuy nhiên chính vì sự có sẵn năm nhuận trong lịch mà người ta quên đi cách tính chúng như thế nào. Nếu đưa ra câu hỏi ” Cách tính năm nhuận như thế nào?” thì chắc chắn đa số người sẽ cảm thấy lúng túng, không biết xử lí như thế nào. Chính vì điều này, hôm nay Viknews Việt Nam sẽ cùng bạn xem cách tính năm nhuận như thế nào nhé!!!!!
Contents
Video hướng dẫn cách tính năm nhuận
Như thế nào được gọi là năm nhuận?
Hệ thống lịch được sử dụng ở nước ta có hai loại đó là dương lịch và âm lịch. Dù loại lịch nào đi chăng nữa thì cũng có một năm được gọi là năm nhuận, tuy nhiên năm nhuận ở hai loại lịch này không hề giống nhau.
Cách nhận biết năm nhuận theo dương lịch
Ở lịch dương, năm nhuận là năm có tổng số ngày tăng lên so với bình thường là một ngày, ngày này được cố định là 29/2. Theo cách tính lịch dương, để đảm bảo cho các hiện tượng thiên văn, vật lí xảy ra đúng thời điểm và mang tính chất lặp lại theo chu kì thì sau một khoảng thời gian nhất định, số ngày trong năm sẽ được điều chỉnh thay đổi do cách tính tròn năm.
Cách nhận biết năm nhuận âm lịch
Lịch âm lại có cách giải thích khác về vấn đề này. Theo lịch âm, mặt trăng quay xung quanh trái đất mất 29,53 ngày. Với con số như thế này thì ước tính Trái Đất quay một vòng xung quanh Mặt Trời trong khoảng 352 ngày, lệch hẳn 13 ngày so với lịch dương. Vì nguyên nhân này mà sau một khoảng thời gian người ta phải bổ sung thêm một tháng để đảm bảo hợp với chu kì thời tiết, khí hậu mà chúng lại phụ thuộc vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Tổng hợp các năm nhuận
Để kiểm tra năm nhuận Dương lịch, bạn lấy năm đó chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận. Với các năm tròn thế kỷ (có 2 số 00 ở cuối) thì lấy số năm chia cho 400. Nếu chia hết cho 400 thì là năm nhuận.
Ví dụ:
- Năm 2020, năm 2024 là năm nhuận vì chia hết cho 4.
- Năm 2000, năm 2400 là năm nhuận vì chia hết cho 400.
Theo cách tính này thì có 24 năm nhuận của thế kỷ 21 là: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044, 2048, 2052, 2056, 2060, 2064, 2068, 2072, 2076, 2080, 2084, 2088, 2092, 2096.
Cách tính năm nhuận chính xác nhất và công thức tính năm nhuận
Hầu hết những người không biết tính năm nhuận đều do bản thân chưa từng tìm hiểu về chúng. Nếu đã tìm hiểu và đọc qua thì chắc chắn đây không phải là điều gì quá khó khăn vì cách tính năm nhuận rất đơn giản và dễ nhớ.
Cách tính năm nhuận dương lịch
Năm dương lịch nhuận sẽ được xác định bằng cách lấy số năm chia cho 4. Nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận vậy thì năm nhuận chia hết cho mấy là cho 4 nhé.
Ví dụ như năm 2012, 2016, 2020 chia hết cho 4 thì năm này được gọi là năm nhuận.
Năm 2017 không là năm nhuận.
Đối với những năm nhuận mà chuyển giao giữa các thế kỉ thì lấy số năm chia cho 400, hoặc lấy hai số đầu trong năm chia cho 4. Nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận. Đó gọi là chu kỳ năm nhuận.
Ví dụ như năm 1600, 1200 chia hết cho 400 nên sẽ là năm nhuận. Còn năm 1700, 1500 không chia hết cho 400 nên không là năm nhuận.
Bởi vì chu kì trái đất quay xung quanh mặt trời là 365 ngày và 6h, nên cứ sau 4 năm người ta lại có một năm nhuận, thêm cố định ngày 29/2.
Cách tính năm nhuận theo âm lịch
Cách tính năm nhuận ở âm lịch có phần phức tạp hơn một chút. Lấy số năm chia cho 19, nếu số dư nhận được là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì những năm đó được coi là năm nhuận.
Ví dụ như 2014 là năm nhuận vì 2014 chia cho 19 dư 0
Năm 2020 là năm nhuận vì 2020 chia cho 19 được số dư là 6
Năm 2015 không là năm nhuận vì 2015 chia cho 19 dư 1.
Những năm nhuận theo âm lịch sẽ được bổ sung thêm một tháng. Thường thì mỗi năm nhuận khác nhau thì sẽ bổ sung thêm một tháng nhuận khác nhau, có năm nhuận 2 tháng 7 có năm thì lại nhuận 2 tháng 6,…Tức là trong năm có đến 2 tháng 7 hoặc 2 tháng 6. Việc nhuận tháng này sẽ luôn đảm bảo được chu kì thời tiết diễn ra một cách bình thường.Tại sao phải tính nhuận năm?
Câu hỏi này được khá nhiều người thắc mắc. Chúng ta phải tính năm nhuận để làm gì?
Như chúng ta đã biết, Trái đất quay xung quanh mặt trời không tròn ngày, tức là khi tính năm chúng ta luôn phải thực hiện phép làm tròn. Chính vì điều này sẽ gây ra sự sai số trong cách tính năm dẫn đến sự sai lầm trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng thời tiết,…. gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt.
Để khắc phục sự sai số này, người ta phải định kì tính năm nhuận đảm bảo cho các hiện tượng ấy diễn ra theo đúng tự nhiên, đúng chu kì quan sát.