Công nhân kỹ thuật là gì? Làm nghề này dễ hay khó hay những thách thức nào có thể gặp phải khi theo đuổi nghề là những câu hỏi phổ biến nhất về nghề công nhân kỹ thuật. Nếu bạn cũng đang có chung băn khoăn, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời.
Contents
Công nhân kỹ thuật là gì?
Công nhân kỹ thuật là những lao động có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ cũng như cách vận hành máy móc, thiết bị,… Đây cũng đồng thời là những đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo,… máy móc, thiết bị,… phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Công việc của công nhân kỹ thuật
Công nhân thuộc mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau sẽ có những nhiệm vụ chuyên biệt thể hiện đúng tính chất của ngành. Và nghề này cũng không phải ngoại lệ. Với đặc thù làm trong ngành kỹ thuật, điện tử, công việc chính của công nhân công nghệ bao gồm:
- Tham gia họp bàn, nhận công việc, nhiệm vụ của tổ trưởng, nhóm trưởng, quản lý trực tiếp giao xuống.
- Nghiên cứu tỉ mỉ, vạch ra đường hướng cụ thể để tiến hành triển khai nhanh chóng trên thực tế hơn.
- Chuẩn bị máy móc, thiết bị, công cụ, vật liệu,… để tham gia sản xuất, chế tạo, lắp ráp sản phẩm.
- Đo đạc, đọc hiểu số liệu, thông số kỹ thuật và đánh giá hiệu quả sản xuất trên thực tế.
- Tìm kiếm những điểm hạn chế, nhược điểm kỹ thuật để khắc phục kịp thời tránh để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến tài chính, thời gian và uy tín doanh nghiệp.
- Quản lý sản phẩm và thông số kỹ thuật, số liệu sản xuất phục vụ cho kinh doanh trong nước và xuất khẩu đi quốc tế.
- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật, công nghệ hay các sự cố theo yêu cầu của khách hàng.
👉 Xem thêm: Công nhân là gì? Có hay không cơ hội thăng tiến sự nghiệp?
Kỹ năng cần có của công nhân kỹ thuật
Theo bạn, các công nhân làm nghề này cần có những kỹ năng gì để có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình? Với câu hỏi này, phần lớn mọi người sẽ đưa ra câu trả lời là tay nghề kỹ thuật. Câu trả lời này không sai nhưng lại chưa đủ để mô tả những kỹ năng cần có của một công nhân kỹ thuật. Theo đó, để trở thành một công nhân giỏi trong lĩnh vực này, bạn cần có những kỹ năng dưới đây:
- Kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất để phục vụ công việc.
- Khả năng tư duy logic để sắp xếp trình tự công việc khoa học, hợp lý và tiết kiệm thời gian.
- Kinh nghiệm và khả năng thao tác kỹ thuật, chế tạo máy móc thành thạo trên thực tế.
- Có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật và triển khai trên thực tế.
- Nắm bắt được các thông số quan trọng khi vận hành máy móc sản xuất, chế tạo.
- Thành thạo tin học, đặc biệt là những công cụ, phần mềm phục vụ và có liên quan trực tiếp đến quy trình sản xuất kỹ thuật.
- Tính toán nhanh nhạy và chính xác.
- Am hiểu về máy móc, hệ thống, quy trình vận hành, vật liệu phục vụ sản xuất, chế tạo,…
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Nhanh nhạy trong xử lý các tình huống và sự cố không nằm trong kế hoạch ban đầu.
👉 Xem thêm: Công nhân xây dựng là gì? Những thông tin bạn không nên bỏ qua!
Những cơ hội và thách thức với nghề công nhân kỹ thuật
Bất cứ nghề nghiệp, công việc nào trên thực tế cũng tồn tại song song cả thách thức và cơ hội. Và nghề này cũng vậy. Theo đó, với công việc này, một công nhân sẽ gặp:
Cơ hội
Cơ hội mỗi ngành nghề, công việc phần lớn phụ thuộc vào sự cố gắng và nỗ lực của bạn. Với nghề này, nếu bạn cố gắng, nỗ lực tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm quý báu đồng thời kết hợp nâng cao tay nghề thì vị trí tổ trưởng, quản lý không phải điều gì quá xa vời trong tương lai. Không những vậy, khi bạn đã đạt đến trình độ tay nghề thành thạo, cơ hội thăng tiến và việc làm tại những tập đoàn lớn, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng nằm trong tầm tay.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội kể trên, công nhân kỹ thuật cũng phải đối mặt với tương đối nhiều thách thức như:
- Khối lượng công việc nhiều và tương đối nặng nề.
- Thời gian làm việc căng thẳng, ít có thời giờ nghỉ ngơi.
- Liên tục phải theo dõi, giám sát máy móc, trang thiết bị để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra trơn tru.
- Môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Dễ đào thải khi không đáp ứng được nhu cầu công việc.
- Cơ hội việc làm trong tương lai có nguy cơ giảm do sự ra đời của các loại máy móc và trí tuệ nhân tạo AI.
👉 Xem thêm: Lao động phổ thông có làm được nghề kỹ thuật điện?
Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về công nhân kỹ thuật để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp trong tương lai. Nếu có thắc mắc, bạn có thể để lại ở phần bình luận để được giải đáp trực tiếp. Và đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi tại JobsGO.vn để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)