Chứng nhận hợp quy là gì – Chứng nhận hợp quy áp dụng cho những đối tượng nào? Đây là câu hỏi nhiều khách hàng đang quan tâm đến để lấy căn cứ áp dụng cho những mặt hàng sản phẩm nào? Hãy cùng TTP giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Đối tượng Chứng nhận hợp quy là sản phẩm hàng, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy ). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Tại sao phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy của sản phẩm
Đối với doanh nghiệp
Thông qua hoạt động đánh giá, Giấy chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Việc chứng nhận hợp quy sẽ là tăng chất lượng sản phẩm luôn được ổn định và nân cao giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu của quy chuẩn được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp không phải đối diện với những rủi ro do bị thu hồi sản phẩm không phù hợp với chất lượng sản phẩm theo quy định và phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
∗ Chứng nhận hợp quy sẽ là văn bản chứng nhận cho doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
∗ Chứng nhận hợp quy : Là một trong những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thì trường trong nước và quốc tế do được bên thứ ba chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng
Khi sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy doanh nghiệp sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường sinh thái .
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Chứng nhận hợp quy giúp cho nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy là gì ?
Do nhu cầu phát triển kinh tế nên hoạt động sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng với số lượng sản phẩm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy rất đa dạng gồm các nhóm sản phẩm sau:
- Nhóm sản phẩm thực phẩm: Sữa, rượu, bia, phụ gia thực phẩm…
- Nhóm sản phẩm thuộc quản lý Bộ Khoa học công nghệ: Điện, điện tử, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em….
- Nhóm nông nghiệp: Phân bó; Thức ăn chăn nuôi; Thuốc bảo vệ thực vật; Giống cây trồng…
- Nhóm vật liệu xây dựng: Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng; Nhóm sản phầm phụ gia cho xi măng, bê tông và sữa; Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm hợp kim nhôm định hinh; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ; Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe; Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát; Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh; Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa; Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi; Nhóm sản phẩm vật liệu xây….
- Nhóm sản phẩm thông tin, truyền thông: Điện thoại di động; Laptop, máy vi tính; Thiết bị truyền thông…
- Nhóm sản phẩm thuộc quản lý Bộ Giao thông – Vận tải: Xe đạp điện; Thiết bị giám sát hành trình; Gương, lốp, kính.
- Các nhóm sản phẩm khác theo quy định
Quy trình chứng nhận hợp quy như thế nào theo quy định của pháp luật.
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan.
1 Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
2 Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu).
3 Đánh giá chính thức, bao gồm:
– Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
– Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
4 Báo cáo đánh giá
5 Cấp Giấy chứng nhận
6 Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).
Khách hàng mong muốn nhận được những tư vấn từ đội ngũ chuyên môn của TTP xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
- Địa chỉ: Số 25, NV5, Khu nhà ở Tổng Cục 5, Yên Xá, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Hotline: (+84) 962 017 925
- Email: ttp@ttpcert.com.vn
- Website: https://ttpcert.com.vn/
- Giờ làm việc: 8:00 – 17:00 | Thứ Hai – Thứ Bảy
- Facebook: https://www.facebook.com/CongTyChungNhanVaGiamDinhTTP/