Gác lửng là giải pháp tối ưu giúp cho không gian nhà rộng rãi và thoáng mát hơn rất nhiều, tăng công năng sử dụng. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu khác nhau được dùng để làm gác lửng như gỗ, tấm xi măng hoặc bằng sắt.
Mỗi vật liệu đều có ưu điểm riêng mang đến tính thẩm mĩ và độ bền khi sử dụng. Tuy vậy, sắt vẫn là vật liệu được nhiều người lựa chọn hơn cả. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách làm gác lửng bằng sắt thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Đẹp Online nhé.
Gác lửng là gì và có công dụng như thế nào?
Gác lửng là 1 tầng trong kiến trúc của ngôi nhà, thường nhà cấp 4. Đây là tầng trung gian giữa các tầng, chiếm diện tích khá nhỏ. Được xây dựng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nhưng mục đích chủ yếu là để mở rộng diện tích sử dụng.
Công dụng của gác lửng thường để mở rộng không gian sống, có thể dùng làm phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, kho chứa đồ, bếp ăn hoặc chỗ sinh hoạt chung.
Ngoài ra, gác lửng còn mang đến không gian mới mẻ, sinh động hơn cho căn nhà. Làm tăng tính thẩm mỹ hoặc với một số chủ nhà thì gác lửng có thể giúp ngôi nhà bán được giá cao hơn.
Lý do nên làm gác xép bằng sắt
Hiện nay, ngoài các loại gác lửng bằng gỗ, tấm ván xi măng, ván nhựa chịu lực,… thì cách làm gác lửng bằng sắt cũng là hình thức phổ biến nhất trong nhiều gia đình.
Lý do sắt được ưa chuộng:
Hướng dẫn cách làm gác lửng bằng sắt
Nếu bạn làm gác lửng bằng sắt cùng lúc với thi công nhà thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn đã hoàn thiện nhà và muốn làm thêm gác lửng, thì hãy cân nhắc tiến hành theo làm gác xép bằng sắt sau đây của chúng tôi để đảm bảo an toàn nhé.
Bước 1: Xem xét độ cao để lắp đặt hệ xương chính
- Dùng tấm xi măng cemboard 16mm với sắt hộp 50 x 100mm là phù hợp nhất.
- Xác định chiều rộng và độ cao sàn nhà.
- Cắt thanh sắt hộp 50 x 100mm theo chiều rộng của sàn nhà (nên cắt dài hơn 100mm để gác sắt vào tường đối với tường gạch 100).
Bước 2: Đục lỗ trên tường để lắp xương chính
- Đục lỗ trên tường theo kích thước 70 x 120mm.
- Khoảng cách giữa các thanh sắt hộp là 407mm.
- Độ cao sàn thường là 2800 – 3000mm, tùy độ cao của từng nhà mà bố trí.
Bước 3: Lắp đặt hệ xương chính
Bước 4: Lắp đặt thanh xương gang lên tường
- Lắp các thanh sắt hộp 50 x 100mm lên tường.
- Gác các thanh sắt hộp lên tường, mỗi bên 50mm.
- Hàn các thanh sắt hộp 50 x 100mm với các thanh sắt 60 x 120mm.
Bước 5: Trám xi măng vào các lỗ xương chính để định vị
Bước 6: Hàn xương phụ với xương chính.
Bước 7: Bắt vít định vị tấm cemboard với hệ khung sắt ở bên dưới
- Khoảng cách vít với mép tấm cemboard là 1 – 1,5 cm; 30 cm bắt 1 con vít để sàn chắc chắn hơn.
- Nên dùng tấm xi măng cemboard có độ dày 16 – 20mm.
- Lắp đặt các tấm cemboard sole nhau để tăng khả năng chịu lực cho sàn.
Bước 8: Trám khe tấm cemboard bằng keo silicon
- Dùng vít tự khoan 3 – 3,5cm để bắn tấm cemboard vào khung sắt.
- Khoảng cách khe hở giữa 2 tấm cemboard là từ 1,5 – 2cm.
- Xử lí các mối nối bằng keo silicon.
Bước 9: Vệ sinh lại sàn sau khi hoàn thiện làm gác xép bằng sắt
Sau khi vệ sinh sạch sẽ sàn, bạn có thể ốp gỗ, trải thảm, hoặc lát gạch men để tăng tính thẩm mĩ cho gác lửng.
>> Cùng chuyên mục: 20+ Mẫu Nhà Gác Lửng Cơ Bản Hiện Đại Chi Phí Tiết Kiệm
Một số lưu ý khi làm gác xép bằng sắt
Top 10 mẫu gác lửng bằng sắt siêu đẹp – đáng xây nhất
Có thể bạn chưa biết: Sơn hiệu ứng là gì? Bảng giá sơn hiệu ứng mới nhất 2021
Bảng dự trù chi phí xây dựng nhà cấp 4 TIẾT KIỆM 2021
Vừa rồi là những ưu điểm nổi bật và cách làm gác lửng bằng sắt vô cùng chi tiết. Với chi phí phải chăng, gác lửng bằng sắt là lựa chọn tối ưu dành cho các gia đình có không gian hẹp hoặc những ngôi nhà cấp 4.
Bạn cũng nên lựa chọn cơ sở làm gác lửng uy tín, có tay nghề để đảm bảo tiến độ thi công và đạt chất lượng cao. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua fanpage Nhà cấp 4 thiết kế đẹp để được giải đáp mọi thắc mắc thật hiệu quả và nhanh chóng nhé!