Xem thêm:
Toán lớp 7
Tiếng Anh lớp 7
Tiếng Anh lớp 7 mới
Vật lý lớp 7
Sinh học lớp 7
Lịch sử lớp 7
Địa lý lớp 7
GDCD lớp 7
Công nghệ lớp 7
Tin học lớp 7
Cách nhanh nhất để chinh phục bộ môn Soạn văn 7
Tôi có thể dám chắc Soạn văn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ học sinh. Bởi vì chính tôi của trước kia cũng gặp tình trạng tương tự như vậy. Nghe đến 2 từ Soạn văn thôi là tôi đã mất hết tinh thần học tập rồi. Nhưng thật may mắn, cách đây khoảng 2-3 tháng, tôi đang lang thang trên mạng thì có bắt gặp được một bài viết nói về việc Những bước cơ bản để Soạn văn 7. Tôi áp dụng theo và quả thật nó đem lại hiệu quả rất lớn. Hiện tại, tôi chẳng bất kì bài soạn văn nào nữa. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ bí quyết đó để tất cả mọi người đều không còn sợ học Ngữ Văn nữa. ^^ Mọi người cùng theo dõi nhé!
Soạn văn 7 – Khó hay dễ
I. Bí quyết để có những bài Soạn văn 7 “chất như nước cất”
1. Lên dây cót tinh thần trước khi bắt tay vào Soạn văn
Để chuẩn bị cho 1 giờ Soạn văn hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm đó là: Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng. Tự tạo một niềm hứng khởi trước khi vào học. Tâm lí là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình bạn làm một việc nào đó. Nhiều bạn tự giới hạn khả năng của mình chỉ vì những suy nghĩ tiêu cực: “Mình không làm được đâu!” “Khó thế này, không phải dành cho mình.” “Ui trời ơi chán quá, tôi không phù hợp với môn Văn”. Chính những suy nghĩ này đã cản trở sự sáng tạo và linh hoạt của bộ não của bạn, khiến bạn cảm thấy chán nản khi ngồi Soạn văn.
Giờ đây, bạn hãy một lần thử tự nhủ, cổ vũ bản thân trước khi cầm chiếc bút đặt chữ viết lên quyển vở Soạn văn xem sao. Ví dụ nhé:
-
Soạn văn dễ mà, chỉ cần mình chuyên tâm là được.
-
Cố lên! Vì một tương lai học sinh giỏi Văn
-
Học Toán Lí Hóa nhiều rồi, giờ ngồi nghiền ngẫm Văn cho tâm hồn thoải mái nào!
Mình chắc chắn với bước đầu thay đổi tinh thần này sẽ đem lại cho bạn một sự khác biệt cũng kha khá đó. 😀
Lên dây cót tinh thần trước khi Soạn văn 7
2. Đọc qua 1 lượt tác phẩm chuẩn bị Soạn
Sau khi chuẩn bị tinh thần thật vững vàng, chúng ta bắt đầu tiến hành đọc tác phẩm. Bạn phải đọc, từ phần giới thiệu chung tác giả, tác phẩm rồi đến nội dung tác phẩm. Phải đọc để nắm được nội dung tác phẩm này đang đề cập đến vấn đề gì? thể hiện vấn đề đó ra sao? có chỗ nào độc đáo trong tác phẩm? Bạn chỉ cần nắm rõ những yếu tố này thôi thì mọi câu hỏi về bài học bạn đều có thể cân được hết.
3. Đọc sơ lược các câu hỏi phần Đọc – Hiểu Văn bản
Rồi giờ đọc xong nội dung rồi, thì phải đến phần đọc câu hỏi, xem người ta hỏi gì? Những câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu văn bản sẽ là những câu hỏi nhắm đến những vấn đề cốt lõi của tác phẩm. Những điều mà tác giả muốn bạn rút đc ra sau khi đọc. Và nếu bạn đọc qua trước 1 lượt phần này thì ngay trong lúc đọc, não bộ của bạn cũng đã tự tư duy để nhớ lại những yếu tố liên quan trong tác phẩm rồi đó. Đây cũng được coi như là bạn đang được đọc lại 1 lượt nữa tác phẩm ở trong đầu.
4. Bắt tay vào công cuộc Soạn văn 7
Giờ thì Soạn văn 7 thôi
Hoàn thành hết các bước trên rồi, việc của bạn bây giờ là cầm bút lên, mở vở Soạn ra và bắt đầu Soạn văn thôi. Nhớ hãy trình bày sạch đẹp, cẩn thận vì thầy cô sẽ kiểm tra vở Soạn văn 7 của bạn đấy nha! Hơn nữa, việc trình bày soạn văn cẩn thận sẽ giúp các bạn rèn luyện được tính kiên nhẫn, sự tỉ mỉ và cả óc thẩm mĩ nữa đó. Hãy trân trọng những quyển vở Soạn văn 7 và cả các vở soạn văn khác nữa nhé.
II. Hướng dẫn Cách làm bài Tập làm văn – Soạn văn 7
1. Cách làm bài Soạn văn 7 – Bài viết số 1: Văn tự sự và miêu tả
Văn tự sự là gì?
Cách làm bài viết văn tự sự và miêu tả – Soạn văn 7
Văn tự sự là việc bạn trình bày, liệt kê và xâu chuỗi các các sự việc lại với nhau, sự việc này tiếp nối sự việc kia, tạo thành một câu chuyện có dẫn dắt, mạch lạc rồi cuối cùng có dẫn đến một kết thúc, mang ý nghĩa cho cả câu chuyện.
Bài viết số 1 Soạn văn 7 này là bài viết: Văn tự sự và miêu tả. Bởi vậy, đòi hỏi các em học sinh phải lồng ghép được kĩ thuật miêu tả vào trong bài văn tự sự của mình.
Để làm tốt bài Soạn văn 7 – Bài viết số 1: Văn tự sự và miêu tả thì các em phải nắm kĩ được những nội dung sau:
-
Văn tự sự: Để tạo nên một bài văn tự sự chân thực, sinh động, em phải biết diễn tả lại câu chuyện một cách “thực nhất”, để người đọc có thể dễ hình dung ra các tình tiết trong câu chuyện mà bạn định kể. Nếu làm được điều đó, em sẽ làm người đọc bị cuốn vào trong chính câu chuyện mà em tạo nên. Vậy để làm được điều đó, em phải làm gì? Câu trả lời chính xác nhất là từ thực tiễn. Có nghĩa là em phải quan sát nhiều, nhìn nhận nhiều về thế giới và những việc đang xảy ra xunh quanh cuộc sống của bản thân em và của chính những người xung quanh em.
-
Văn miêu tả: Một bài văn miêu tả hay, là một bài văn khiến người đọc hình dung ra được cái mà em đang tả, khiến sự vật đó như hiện ra trước mắt người đọc. Và để làm được điều này, thì điều kiện cần là em cũng phải quan sát từ thực tiễn, để áp dụng vào bài văn của mình một cách chân thực nhất.
Sau khi nắm kĩ được thế nào là văn tự sự? Thế nào là văn miêu tả? thì việc cần làm tiếp theo của các em chính là lên dàn ý trước. Việc lên dàn ý sẽ tiết kiệm cho các em rất nhiều thời gian khi viết văn, tránh việc ý diễn đạt bị lan man, dài dòng và không đúng trọng tâm.
2. Cách làm bài Soạn văn 7 – Bài viết số 2 + 3: Văn biểu cảm
Văn biểu cảm là gì?
Văn biểu cảm là những bài văn được viết nên bởi cảm xúc từ trong chính tâm hồn người viết. Nó bộc lộ sự đánh giá, tâm tư tình cảm của con người thông qua câu chữ, ngôn từ.
Ví dụ đề bài 1 bài văn biểu cảm:
-
Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay
-
Phát biểu cảm nghĩ về ngôi trường em đang theo học.
Cách làm dạng bài Văn biểu cảm – Soạn văn 7:
-
Xác định vấn đề cần triển khai. Trong văn biểu cảm, thường có 2 vấn đề chính chúng ta cần xác định trước. Thứ nhất. đó là đối tượng cần biểu cảm. Thứ 2, đó là Tình cảm, cảm xúc cần thể hiện về đối tượng đó. Trước khi bắt tay vào viết văn, bạn phải xác định được 2 vấn đề này trước.
Ví dụ: Cảm nghĩ của em về ngôi trường em đang theo học
– Đối tượng biểu cảm: Ngôi trường bạn đang học
– Tình cảm cần thể hiện: Sự yêu quý và trân trọng đối với mái trường của bạn.
-
Bài văn biểu cảm có những yêu cầu sau mà bạn cần tuân thủ:
– Tình cảm, thái độ: Phải hoàn toàn chân thực và rõ ràng. Không nên quá khác biệt so với thực tế, như thế, văn của bạn mới dễ đi vào lòng người.
– Kỹ năng: Vì là phát biểu cảm nghĩ, nên bạn không thể nói chung chung các vấn đề được, mà phải chỉ rõ cụ thể, điểm nào khiến bạn ấn tượng, điểm nào khiến bạn yêu thích và điểm nào khiến bạn không hài lòng. Do đó, trong khi làm bài văn biểu cảm, bạn phải kết hợp cả phân tích và trích dẫn.
Soạn văn 7
3. Cách làm bài Soạn văn 7 – Bài viết số 5: Văn lập luận chứng minh
Lập luận chứng minh được sử dụng trong văn nghị luận. Lập luận chứng minh dùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng việc sử dụng những lí lẽ và dẫn chứng có thực. Việc lập luận chứng mình nhằm làm người đọc tin tưởng vào ý kiến của người viết.
Những vấn đề cần lưu ý khi viết văn lập luận chứng minh – Soạn văn 7
-
Xác định được vấn đề cần chứng minh là gì?
-
Xác định cần tập trung chứng minh điểm nào, điểm nào người đọc chưa tin tưởng lắm cần phải khai thác thêm. Điểm nào người đọc đã tin tưởng sẵn, thì không cần tốn thời gian đi chứng minh nhiều, chỉ gây nên cảm giác rườm rà, dài dòng và gây chán nản cho người đọc.
-
Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải đặc sắc, mức độ đáng tin tưởng cao, và phù hợp với vấn đề đang nêu, như thế thuyết phục người đọc sẽ dễ hơn.
-
Trong các bài văn nghị luận, lập luận giải thích thường được sử dụng kết hợp với lập luận chứng minh. Để nếu, có một vấn đề nào đó chưa được phổ biến, người đọc có khả năng không hiểu thì ta phải giải thích giúp cho họ hiểu. Còn nếu họ chưa tin, thì cần phải chứng minh điều đó để kéo được niềm tin của họ. Khi người đọc vừa tin, vừa hiểu vấn đề ta đang nêu thì bài văn của mình mới gọi là đạt chuẩn. Cách làm bài Soạn văn 7 – Bài viết số 6: Văn lập luận giải thích
4. Các bước làm bài Văn lập luận giải thích – Soạn văn 7
-
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Trước tiên, ta phải hiểu được đề đang yêu cầu giải thích vấn đề gì? Đọc qua đề bài 1 lượt, gạch chân dưới những câu văn, câu tục ngữ,… cần phải tìm hiểu nghĩa (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) để nắm được nội dung chính cũng như xác định được vấn đề cần phải chú trọng.
-
Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục 3 phần thông thường:
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần phải giải thích
Phần này sẽ thường có 2 cách:
– Nêu trực tiếp vấn đề cần giải thích, nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung của vấn đề
– Đi từ vấn đề chung tới vấn đề riêng (Có nghĩa là nêu 1 vấn đề tổng quát, sau đó trích dẫn câu nói, câu tục ngữ,..)
Thân bài: Giải thích và phân tích vấn đề đã nêu ở mở bài
– Bắt đầu đi cắt nghĩa các cụm từ, hình ảnh nổi bật của câu nói, câu tục ngữ,..
– Giải thích các ý nghĩa mở rộng, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác
– Ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống của con người.
Kết bài:
Thâu tóm lại những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài, một lần nữa nhấn mạnh nội dung chính.
III. Tổng quan chương trình Ngữ văn 7
1. Phân phối chương trình ngữ văn 7
Chương trình Ngữ văn 7 được chia thành 140 tiết cho cả năm học. Học kì I bao gồm 72 tiết học, trải đều ra 19 tuần học và học kì II là 68 tiết học, 18 tuần học.
2. Nhận xét tổng quan về chương trình ngữ văn 7
Chương trình Văn lớp 7 tiếp nối những kiến thức mới mẻ của các em học sinh lớp 6 mới chuyển cấp. Đây được đánh giá là một chương trình quan trọng. Các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7 phần nhiều là các tác phẩm dân gian và trung đại. Các tác phẩm này có tuổi đời cách biệt khá xa so với thế hệ học sinh bây giờ, rất dễ gây cảm giác chán nản cho các em học sinh. Vì thế, giáo viên cũng như các bậc phụ huynh cần có cách giáo dục khéo léo để gia tăng sự hứng thú học Văn cho các em.
3. Những kiến thức trọng tâm học sinh cần nắm sau khi học xong bộ môn Ngữ văn 7
Sau khi học xong chương trình Ngữ văn 7, các bạn học sinh cần phải nắm được những nội dung sau:
3.1. Phần Văn học (Soạn văn 7)
Văn học – Soạn văn 7
-
Các tác phẩm trữ tình
– Nắm được kiến thức, đặc điểm của các văn bản trữ tình đã được học trong chương trình Ngữ văn 7: Thơ ca dân gian, thơ trữ tình trung đại, thơ đường, thơ và tùy bút hiện đại.
– Nắm vững những ý chính nổi bật của các tác phẩm đã học. Những yếu tố cần nắm: cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm đó.
– Phân biệt được ca dao với thơ lục bát; thơ Đường với thơ hiện đại; thơ Đường với thơ Đường luật; thơ chữ Hán với thơ Nôm và các thể thơ: Thân ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt, thơ bát cú
– Hiểu được chủ đề chính của ca dao dân ca Việt Nam. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, than thân và châm biếm.
– Nắm được chủ đề chính của thơ Trung đại Việt Nam: Tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo.
– Chủ đề của thơ Hiện đại Việt Nam: Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và yêu cuộc sống.
– Chủ đề chính của thơ Đường: ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tinh thần nhân đạo.
-
Các tác phẩm nghị luận
– Sau khi học xong các tác phẩm Ngữ văn bằng cách Soạn văn 7, các em phải nắm vững được đặc trưng cũng như nội dung của các tác phẩm nghị luận đã được học. Qua đó, em sẽ thấy được vẻ đẹp và sự hay ho của nghệ thuật lập luận: Đó là hệ thống luận điểm, luận cứ, cách thức lập luận sắc bén, chặt chẽ, logic giàu sức thuyết phục.
-
Các tác phẩm tự sự
– Nắm được nội dung và nghệ thuật chính được sử dụng trong một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX – 1930 với hai ngòi bút tiêu biểu, đại diện cho nghệ thuật miêu tả châm biếm là Phạm Duy Tốn và Nguyễn Ái Quốc.
-
Nhật dụng
– Ý thức được các vấn đề đối với cuộc sống: Gia đình, nhà trường, trẻ em và phụ nữ, và các vấn đề liên quan tới Giáo dục.
-
Kịch
– Hiểu được đặc trưng của Chèo (1 thể loại của sân khấu dân gian Việt Nam): Nắm được nội dung của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
3.2. Phần Tiếng Việt (Soạn văn 7)
Phần Tiếng Việt – Soạn văn 7
-
Nắm được các kiến thức về tự vựng: từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm…
-
Nắm được các kiến thức về các phép tu từ từ vựng: thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ và liệt kê.
-
Nắm được các kiến thức về đặc điểm của các loại câu, thành phần câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động, trạng ngữ,… Phải phân biệt được và vận dụng linh hoạt.
-
Các cách thức chuyển đổi câu: Rút gọn và mở rộng
-
Vai trò và tác dụng của một số dấu câu: Dấu gạch ngang và dấu chấm lửng…
3.3. Phần Làm văn (Soạn văn 7)
-
Các kiến thức về Văn biểu cảm:
Thế nào là biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm, cách thức thể hiện tình cảm và thái độ trong văn biểu cảm. Nắm được các kĩ năng làm một bài văn biểu cảm về sự vật, sự việc, con người và tác phẩm văn học.
-
Nắm được đặc trưng của phương thức biểu đạt lập luận
Luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Có kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị xã hội, văn học.
-
Biết cách làm văn bản đề nghị, báo cáo.
IV. Một số phương thức học Ngữ văn mới lạ
Nếu với bạn, việc học Ngữ văn, ngồi hàng giờ để Soạn văn 7 quá nhàm chán, thì hãy tự thổi những làn gió mới vào trong chính những giờ học đó của mình. Hãy sáng tạo, phá cách, làm theo cách của bạn để tiếp thu kiến thức Văn.
Dưới đây là một số cách sáng tạo giúp bạn học môn Ngữ văn tốt hơn:
-
Hãy Soạn văn 7 bằng sơ đồ tư duy, ghi lại các ý chính của bài theo một sơ đồ logic, điều này chắc chắn sẽ giúp bạn ghi nhớ được nội dung nổi bật cần nhớ trong bài đó.
Soạn văn 7 bằng Sơ đồ tư duy
Soạn văn bài Vợ nhặt – Kim Lân
-
Hay giáo viên có thể gây hứng thú cho các em học sinh trong giờ Văn bằng việc giao cho các em đóng lại các tác phẩm đã học, hay đơn giản là vẽ 1 bức tranh kể câu chuyện mà cô đã dạy.
Các tác phẩm Soạn văn 7 của học sinh
Học Văn qua tranh vẽ
-
Một bạn học sinh tại Nghệ An đã biến cuốn vở Soạn văn của mình thành một quyển vở vô cùng thú vị với những hình vẽ đáng yêu và độc đáo do chính tay bạn thể hiện.
Vở Soạn văn 7 độc đáo
Hình vẽ khiến tác phẩm thêm sinh động
Trang trí bài soạn độc đáo
Hi vọng qua bài viết trên đây của chúng tôi, các bạn học sinh sẽ không còn cảm thấy môn Ngữ văn nhàm chán nữa. Hãy thỏa sức sáng tạo cuốn vở Soạn văn 7 của bạn theo đúng tính cách và sở thích của bạn. Chúc các bạn sẽ có những bài Soạn văn hay và độc đáo.Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!