Lưu ký chứng khoán là gì? Hồ sơ lưu lý chứng khoán? Hệ thống và nguyên tắc lưu ký chứng khoán? HIệu lực như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ có trong bài viết dưới đây của Lawkey:
Contents
Lưu ký chứng khoán là gì?
Theo Khoản 34 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
Nói cách khác, lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán bằng cách ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký. Chứng khoán sau khi được lưu ký sẽ ghi nhận vào tài khoản đứng tên nhà đầu tư. Từ đây, tài khoản nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay các giấy tờ, chứng chỉ chứng khoán.
Xem thêm: Ai được quyền chào bán chứng khoán?
Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Hệ thống lưu ký chứng khoán
1. Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các thành viên lưu ký. Trong đó:
- Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâm Lưu ký chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên lưu ký ( Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 56 Luật chứng khoán 2019)
- Việc lưu ký chứng khoán của các nhà đầu tư chỉ được thực hiện tại các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng tham gia, thành viên lưu ký có nhiệm vụ mở tài khoản chứng khoán một cách chi tiết và quản lý tách biệt tài sản của từng cá nhân, tránh tình trạng lẫn lộn khó kiểm soát.
3. Theo quy định lưu ký chứng khoán, tài sản chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và quản lý tách biệt riêng với tài sản của thành viên. Thành viên lưu ký tuyệt đối không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bị phát hiện sẽ xử phạt theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Quy trình giao dịch chứng khoán được thực hiện như nào?
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 05/2015/TT-BTC quy định như sau:
1. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD.
2. Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
3. VSD nhận tái lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Để tái lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại VSD.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì ? Vai trò thị trường giao dịch chứng khoán
Hiệu lực lưu ký chứng khoán
Theo Điều 29 Thông tư 05/2015/TT-BTC quy định như sau:
1. Việc lưu ký chứng khoán tại VSD có hiệu lực kể từ thời điểm VSD thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tại VSD.
2. Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp hoặc khách hàng lưu ký tại VSD có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán vật chất và được pháp luật thừa nhận.
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ
Trên đây là nội dung bài viết “Lưu ký chứng khoán là gì? Quy định chung về lưu ký chứng khoán” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc, bạn đọc hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
Lưu ký chứng khoán là gì? Hồ sơ lưu lý chứng khoán? Hệ thống và nguyên tắc lưu ký chứng khoán? HIệu lực như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ có trong bài viết dưới đây của Lawkey:
Lưu ký chứng khoán là gì?
Theo Khoản 34 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
Nói cách khác, lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán bằng cách ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký. Chứng khoán sau khi được lưu ký sẽ ghi nhận vào tài khoản đứng tên nhà đầu tư. Từ đây, tài khoản nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay các giấy tờ, chứng chỉ chứng khoán.
Xem thêm: Ai được quyền chào bán chứng khoán?
Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
Hệ thống lưu ký chứng khoán
1. Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các thành viên lưu ký. Trong đó:
- Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Trung tâm Lưu ký chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên lưu ký ( Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 56 Luật chứng khoán 2019)
- Việc lưu ký chứng khoán của các nhà đầu tư chỉ được thực hiện tại các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng tham gia, thành viên lưu ký có nhiệm vụ mở tài khoản chứng khoán một cách chi tiết và quản lý tách biệt tài sản của từng cá nhân, tránh tình trạng lẫn lộn khó kiểm soát.
3. Theo quy định lưu ký chứng khoán, tài sản chứng khoán của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và quản lý tách biệt riêng với tài sản của thành viên. Thành viên lưu ký tuyệt đối không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bị phát hiện sẽ xử phạt theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Quy trình giao dịch chứng khoán được thực hiện như nào?
Nguyên tắc lưu ký chứng khoán
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 05/2015/TT-BTC quy định như sau:
1. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD.
2. Thành viên lưu ký nhận lưu ký các chứng khoán của khách hàng với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Để lưu ký chứng khoán, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản lưu ký chứng khoán với thành viên lưu ký.
3. VSD nhận tái lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Để tái lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại VSD.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì ? Vai trò thị trường giao dịch chứng khoán
Hiệu lực lưu ký chứng khoán
Theo Điều 29 Thông tư 05/2015/TT-BTC quy định như sau:
1. Việc lưu ký chứng khoán tại VSD có hiệu lực kể từ thời điểm VSD thực hiện hạch toán trên tài khoản lưu ký chứng khoán liên quan của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp mở tại VSD.
2. Việc hạch toán, chuyển khoản chứng khoán bằng bút toán ghi sổ giữa các tài khoản lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp hoặc khách hàng lưu ký tại VSD có hiệu lực pháp lý như đối với chuyển giao chứng khoán vật chất và được pháp luật thừa nhận.
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ
Trên đây là nội dung bài viết “Lưu ký chứng khoán là gì? Quy định chung về lưu ký chứng khoán” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc, bạn đọc hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!