Tiếng Anh thương mại là một trong những ngành HOT nhất hiện nay. Bởi tiềm năng việc làm từ ngành học này vô cũng cao, mang đến nhiều cơ hội cho sinh viên mới ra trường về nghề tài chính, kinh doanh, xuất nhập khẩu, phiên dịch,… Vậy học ngành tiếng Anh thương mại là gì? Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng tiếng Anh được đào tạo ở mức độ nào? Có những cơ hội nào khi học tiếng Anh thương mại? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về ngành này một cách chi tiết nhất!
Tiếng Anh thương mại là chuyên ngành ngành ngôn ngữ Anh, trang bị cho người học những kiến thức về tiếng Anh và kinh tế. Sinh viên học ngành tiếng Anh thương mại sẽ được giáo dục về:
-
Tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành, sử dụng trong lĩnh vực.
-
Nhìn tổng quan về kinh tế, cùng kiến thức chuyên ngành.
-
Các kỹ năng cần thiết để giao tiếp, điều hành, đàm phán, thuyết trình,…
-
Đi sâu hơn vào trình độ tiếng Anh chuyên ngành, nâng cao trình độ ngoại ngữ, thông thạo tất cả kỹ năng.
-
Tiếp thu nhiều bài học thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế, import and export….
-
Mở rộng cơ hội làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau, đạt được mục tiêu nghề nghiệp cá nhân.
-
Tối ưu nhu cầu đi du lịch, khám phá những vùng đất mới lạ hay du học nước ngoài.
-
Nền kinh tế Việt Nam mở với xu hướng hội nhập và phát triển tạo cơ hội du nhập, trao đổi, kinh tế văn hóa, xã hội, kỹ thuật,… giữa quốc gia.
-
Các công ty dịch thuật, tổ chức ngoại giao, tập đoàn đa quốc gia,… cần một nguồn lực nhân sự có trình độ tiếng Anh thông thạo, lẫn kỹ năng chuyên môn để hỗ trợ nhiều vấn đề trong kinh doanh, xã hội,…
Tham khảo thêm
1. Phần mềm dịch tiếng Anh chuẩn nhất
2. Người Thụy Sĩ nói tiếng gì
3. Pakistan nói tiếng gì?
4. Học tiếng Anh giao tiếp ở đâu tốt?
-
Đa phần các chứng từ, hợp đồng, giấy tờ xuất đều cần phiên dịch sang tiếng Anh và ngược lại một cách chuẩn xác.
-
Sau khi ra trường tốt nghiệp ngành chuyên tiếng Anh thương mại, sinh viên có thể học thêm một khóa ngắn hạn là có thể ứng tuyển vào công ty import and export.
-
Ngoại ngữ và kiến thức kinh tế ngành tiếng anh đáp ứng được nhu cầu giao thiệp, lên lịch trình và là cầu nối để giao dịch quốc tế,…
-
Các nghiệp vụ văn phòng có thể được đào tạo ngắn hạn để có thể đáp ứng công việc.
-
Trường Đại học Ngoại thương.
-
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
-
Trường Đại học Tài chính – Marketing TP. Hồ Chí Minh (UFM).
-
Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (BUH).
-
Trường Đại học Thương mại.
-
Trường Đại học Hoa Sen (HSU).
-
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội (NEU).
-
Đại học Mở TP.HCM (OU).
-
Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại (Business English).
-
Tiếng Anh phiên/ biên dịch.
-
Tiếng Anh Sư phạm (Giảng dạy).
Ngoài ra, sinh viên sau khi ra trường có thể làm thêm ngoài giờ với ít nhất là 40 USD/ giờ với công việc như: Biên dịch, Phiên dịch, Sáng tạo nội dung,…
-
Trong quá trình học tập sinh viên phải tiếp cận với nhiều chủ đề, lĩnh vực nên việc đi sâu khám phá ngôn ngữ còn nhiều hạn chế. Phải chủ động trong việc học để nâng cao vốn ngoại ngữ.
-
Rất nhiều sinh viên yêu thích ngoại ngữ, nên lựa chọn ngành này nhưng lại quên mất ngành này còn bao gồm kiến thức về kinh tế,… dễ mang đến những cảm giác nhàm chán.
-
Kiên trì, bản lĩnh dám vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
-
Có tinh thần học hỏi cao, luôn trau dồi kỹ năng mềm như: giao tiếp, đàm phán, thuyết trình,…
-
Linh động theo từng trường hợp khi có vấn đề xảy ra.