Contents
- 1 Đề 1: Thuyết minh cây lúa Việt Nam
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 5 Đề 2: Cây … ở quê em hay nhất (cây xoài, cây tre, cây cao su, cây dừa)
- 6 Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em (con thỏ, con mèo, con trâu, con gà)
- 7 Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
Đề 1: Thuyết minh cây lúa Việt Nam
Bài làm
“Việt Nam đất nước quê hương tôi
Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả”
Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó tha thiết với đất nước và con người Việt Nam. Hình ảnh của cây lúa cùng với hình ảnh người nông dân đã trở thành những mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh về làng quê Việt Nam thanh bình xưa và nay.
Lúa là một loài thực vật quý giá, có nguồn gốc từ giống lúa dại và bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Châu Á. Cây lúa trồng ngày nay có thể được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhau thuộc Châu Á, trong đó phải kể đến Myanma, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Có nhiều loại lúa: lúa tẻ, lúa nếp, lúa tám thơm, tạp giao, quy năm… Mỗi loại có hình dáng, hương vị khác nhau. Lúa là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm các loài cây ngũ cốc. Đây là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung.
Hình dáng cây lúa rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Lúa thuộc loài cây thân thảo. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau bằng nhiều đốt rộng 2-3cm, cao khoảng 60-80 cm. Bên trong thân cây rỗng và mền, dùng tay cũng có thể bóp nát một cách dễ dàng. Lá lúa có phiến dài và mỏng, sắc, mọc bao quanh thân, mặt lá nhám sờ vào có cảm giác ram ráp, gân lá chạy song song hai bên. Ở các giai đoạn khác nhau, lá lúa lại mang một màu sắc riêng biệt. Khi chỉ là những cây mạ non, lá màu xanh non mơn mởn. Lúa sang thì con gái, lá chuyển màu xanh thẫm. Lúa chín, lá lại nhanh chóng chuyển màu vàng. Rễ của cây lúa thường mọc thành chùm, bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi cây. Hạt lúa có hai phần là vỏ và ruột. Vỏ trấu thô ráp bao bọc lấy hạt sữa ngọt ngào, trắng tinh. Hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời, dưới đôi bàn tay của bác nông dân, những giọt sữa ấy đông đặc lại thành hạt gạo trắng ngần…
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu bài viết số 1 đề 1
Đề 2: Cây … ở quê em hay nhất (cây xoài, cây tre, cây cao su, cây dừa)
Bài làm
Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược.
Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…
Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay….
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu bài viết số 1 đề 2
Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em (con thỏ, con mèo, con trâu, con gà)
Bài làm
Quê hương của mỗi người luôn gắn liền với hình ảnh cái giếng, cây đa, hay những cánh đồng lúa chín vàng. Nhưng để có thể nói lên một làng quê mộc mạc, chân chất mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam thì chỉ có hình ảnh con trâu. Chính vì vậy để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về sự hữu ích của trâu trong công việc đông áng, tôi sẽ giới thiệu về con trâu Việt Nam.
Trung bình mỗi vòng đời của trâu mẹ có thể cho từ năm đến sáu nghé con. Nhưng nếu trâu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì số lượng nghé con ra đời sẽ nhiều hơn. Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng do sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường. Còn thịt trâu cùng được bán rộng rãi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và ăn rất ngon. Ngoài thịt và sữa, chúng ta có thể dùng phân trâu để bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt. Ở một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra, da trâu cùng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử. Bởi tính cần cù. chăm chi nên trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta. Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhưng bù lại trâu có thể kéo nặng. Khi gặp ổ gà trâu cũng có thê vượt qua. Trâu không chỉ hiện diện trên cánh đồng mà còn được mọi người đưa vào các lễ hội, điển hình như ở Đồ Sơn – Hải Phòng hằng năm đều diễn ra lễ hội chọi trâu, dân chúng hưởng ứng rất nồng nhiệt khi lễ hội bắt đầu. Vòng “chung kết” được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc…..
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu bài viết số 1 đề 3
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
Bài làm
Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất hay phố phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung cảm và ngẫm nghĩ… Hà Nội bây giờ đã khác xưa, ồn ã và tấp nập hơn nhưng vẫn mang trong mình nét cổ kính, trầm mặc mà vang ngân với những mái chùa rêu phong cổ kính như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ… Trong số đó có một ngôi chùa mà khi nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một Hà Nội sâu lắng, một “hồn sâu Hà Nội”: chùa Một Cột.
Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm chùa và tòa đài giữa hồ, được biết đến cái tên chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình trông như một đóa sen dưới nước mọc lên vi thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột….
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu bài viết số 1 đề 4