Hướng dẫn cách sắm lễ đi đền cô Chín và bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn, cô Chín Giếng đầy đủ.
Đền cô Chín Sòng Sơn và đền cô Chín Giếng là 2 ngôi đền nổi tiếng ở Thanh Hóa. Dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ đến bạn cách sắm lễ đi đền cô Chín và bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn và đền cô Chín Giếng đầy đủ, chính xác nhất.
I. Cô Chín là ai?
Cô Chín là Tiên Nữ hầu Mẫu trong đền Sòng , quản cai chín giếng, cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km.
Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, có khi cô múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh. Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng.
1. Cô Chín Giếng và Cô Chín Sòng là một cô hay là hai cô?
Cô chín Sòng và Cô chín giếng có hai hiện thân nhưng đều là một cô, thiên biến vạn hoá ” người phàm trần ai tỏ sự tiên, vì đâu cô Chín làm quan khắp mọi vùng “. Cô đều cận mẫu bà. Nếu về đền sòng thì gọi là cô 9 sòng. Về đền chín giếng thì gọi là cô 9 giếng. Vì ở đó có 9 miệng giếng. Tương truyền là do cô cai quản. Thực ra phép thánh biến hóa thần thông.
Ngoài gia cô còn có 1 số tên gọi khác như cô Chín âm dương (ở đền Âm Dương – Ninh Bình), cô Chín suối Rồng (đền suối Rồng – Hải Phòng) , cô Chín Thượng (đền cô Chín thượng ngàn – Bắc Giang, Thái Nguyên) cô Chín Tít Mù (đền cô Chín Tít Mù ở Lạng Sơn) … nhưng đều là một cô.
2. Lễ hội Đền Cô Chín
Đền Cô Chín là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín quý khách còn được tham quan dòng suối trong mát( tương truyền là chín miệng giếng thiêng).
Hàng năm có rất nhiều du khách khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Vào ngày 26/2 âm lịch thường có lễ hội truyền thống( lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội). Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức chảy hội về đền cô để cầu xin Sức Khoẻ – Bình An – Tài Lộc – Làm Ăn Kinh Doanh.
II. Cách sắm lễ đi đền cô Chín
Khi đi lễ cô Chín, các bạn có thể tuỳ tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, cốt là ở cái tâm thành kính.
Hoa quả rượu chè thuốc lá trầu cau nên sắm theo số lẻ. Nếu có điều kiện thì dâng lễ mặn, không thì dâng lễ chay. Có điều kiện hơn thì dâng cô võng, nón hài, tiền vàng. Đặc biệt: Nhớ mang theo cái Tâm đi.
- Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè.
- Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Một số hàng mã để dâng như: nón đỏ, hài hoa, vòng hồng… Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.
Xem thêm: Cách sắm lễ và bài văn khấn đền ông Hoàng Bảy
III. Bài văn khấn cô Chín
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, bạn dâng hương, thành tâm kính lễ và đọc bài văn khấn cô Chín dưới đây:
Nội dung bài văn khấn đền cô Chín: